Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo.
Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân.

Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào?

– Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2.
– Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 2. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

– Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau.
– Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.
– Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả.

Câu 3. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?


+ Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện.
+ Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
+ Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện.
– Phân chia tế bào chất:
+ Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền.
+ Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo.

Câu 4. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?

– Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
– Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.

Câu 5. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?

– Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính).
– Khác nhau:

Câu 6. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân?

1. Giảm phân I: Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động.
a. Kì đầu I:
– Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.
– Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
– Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất.
– Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể kéo dài tới vài ngày đến vài chục năm.
b. Kì giữa I:
– Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.
– Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
c. Kì sau I:
– Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào.
d. Kì cuối I:
– NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.
– Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (n kép).
2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau:
– Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST.
– Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
– Ở kì sau II, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực của tế bào.
– Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào mẹ, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n đơn).
– Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng; quá trình phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực vật, sau khi giảm phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi.

Câu 7. Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân?

– Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
– Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính.

Câu 8. Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?

– Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào.
– So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ( n ).

Câu 9. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?

Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Tham khảo máy đưa võng tự độngmáy hâm sữa cho bé
Xem thêm: 

Nhận xét

  1. Thầy ơi hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện vào thời điểm nào trong chu kì tế bào ? Vì sao ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vật chất di truyền thực hiện hoạt tính khi nó tháo xoắn! Vì lúc tháo xoắn thì nó mới tiến hoành sao mã cũng như phiên mã được!

      Xóa
  2. Thầy cho em hỏi: " Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST?" Mong có câu trà lời cũa thầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở gp1 có diễn ra sự trao đổi chéo gây nên hiện tượng hoán vị gen, nên tạo dc giao tử khác nhau.

      Xóa
  3. Nếu 2 gen không alen ở trạng thái dị hợp đều tồn tại trên 1 NST trong 1 hợp tử nguyên phân bị rối loạn thì khả năng sẽ tạo ra các loại tế bào nào ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu nguyên phân bị rối loạn sẽ tạo ra các tế bào con mang bộ NST có thể khác 2n. Còn các dạng nào thì em xem phần các dạng đột biến số lượng NST (chương trình sinh học 12).

      Xóa
  4. Em được học là màng ngoài của vỏ nhân nối liền màng lưới nội sinh chất (LNSC) và khoảng quanh nhân nối liền với lònb LNSC giúp biệt hóa LNSC.
    Vậy ở kì đầu trong thời kì phân chia TB, vỏ nhân và hạch nhân tiêu biến, LNSC khi đó như thế nào?
    Em rất thắc mắc. Em cảm ơn thầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thắc mắc của em khá thứ vị, thể hiện em rất đam mê trong học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên trong phạm vi của blog này chỉ bàn đến những nội dung mà chương trình THPT thôi. Những phần nâng cao, chuyên sâu mình sẽ không bàn. Em tìm hiểu thêm các quyển sách chuyên sâu về sinh học sẽ tìm được câu trả lời ở đó. Cảm ơn em đã quan tâm đến trang blog của HQB.

      Xóa
    2. trong sách sinh 11 trước 2003 có hình này em. em có thể seach google.

      Xóa
  5. Thầy cho e hỏi là khi nêu bản chất hoá học của ADN thì mình nên nói những vấn đê nào ạ. Cảm ơn thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thành phần cấu thành adn, trong sách sinh có nói ak. Tóm ý rồi trả lời thôi.

      Xóa
  6. thầy cho em hỏi vẽ hình minh họa của quá trình biến đổi hình thái nhiễm sắc thể như thế nào ạ????????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em tìm trong SGK sinh học 11 cũ có vẽ đó em. Nếu không tìm thấy thì lúc nào mình chụp hình cho xem.

      Xóa
  7. các kì của quá trình nguyên phân khác nhau như thế nào ??
    Cảm ơn thầy nhiều ạ

    Trả lờiXóa
  8. Có thể cho em hỏi tại sao chỉ có thể quan sát kỳ nguyên phân mà không quan sát kỳ giảm phân ở tb trong bài thực hành lớp 10 vậy ạ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở chóp rễ củ hành là cơ quan sinh dưỡng, ko phải cơ quan sinh sản thì làm gì mà giảm phân tạo giao tử mà quan sát?
      Học chuyên sâu hơn, bạn sẽ được quan sát giảm phân ở nhị hoa hẹ nhé. Đợi đi sẽ đc học. Hehe

      Xóa
  9. cho em hỏi cái mạch 3'~5' sao ma chứ khôg paj mach 5'~3'

    Trả lờiXóa
  10. ak em mong thay co the giai thik cho e ve nd dien bien qt sao ma adn
    e xjn cam on

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong blog có bài viết về quá trình sao mã. em vào phần seach để tìm mha.

      Xóa
  11. cho em hỏi nếu kì đầu của quá trình nguyên phân mà thoi phân bào không xuất hiện thì nó sẽ thế nào???

    Trả lờiXóa
  12. cho em hỏi : những biến đổi và hoạt động của NST kép trong nguyên phân
    cảm ơn thầy ...em đang rất cần

    Trả lờiXóa
  13. cho em hỏi : có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng...em đang rất cần ...mong thầy giúp đỡ . cảm ơn thầy nhiều

    Trả lờiXóa
  14. cho em hỏi? vào kì đầu và kì sau của nguyên phân NST ở trạng thái gì

    Trả lờiXóa
  15. Thầy cho em hỏi: Nếu bộ NST của 1 tế bào ko phải 2n mà là n hoặc 3n thì qtrình giảm phân có vấn đề gì ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây tam bội (3n) không giảm phân hình thành giao tử được. Chính vì vậy nó bất thụ.

      Xóa
  16. Cho em hỏi:Trong cùng time, tế bào A có chu kì là gấp đôi tế bào B tạo ra 272 tế bào con. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào là bao nhiêu ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tế bào A có chu kỳ gấp đôi số tế bào B
      => Gọi x là số lần nhân đôi của tế bào B, thì số lần nhân đôi của tế bào A là 2x.
      => Tế bào A nhân đôi 2x lần sẽ tạo ra $2^{2x}$ tế bào con; Tế bào B nhân đôi x lần sẽ tạo ra $2^x$ tế bào con.
      => Vậy ta có phương trình $2^{2x} + 2^x = 272$. Giải được x = 4.
      Vậy số lần nhân đôi của tế bào B là 4 và tế bào B là 8.

      Xóa
  17. nhờ thâỳ giải thích cho em 2 câu hỏi ở trên....cảm ơn thầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong 2 câu hỏi của em mình chưa trả lời vì: câu 1 chưa rỏ ràng, còn câu 2 không phù hợp với nội dung bài viết. Cảm ơn em đã quan tâm.

      Xóa
  18. Thầy ơi cho e hỏi:"sự thay đổi số lượng, số NST qua quá trình nguyên phân, giảm phân"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em xem bài ở link này sẽ hiểu: http://www.quangvanhai.net/2014/07/tinh-so-nhiem-sac-so-cromatit-va-so-tam.html

      Xóa
  19. cho em hỏi : CÓ 3 tế bào nguyên phân 1,2,3 nguyên phân một số đợt không bằng nhau và nhỏ dần từ tế bào 1 đến tế bào 3 đã tạo ra tất cả 168 tế bào con . Mỗi tế bào trên có số đợt nguyên phân lần lượt là bao nhiêu.

    Trả lờiXóa
  20. Cho em hỏi:kì trung gian có thời gian nghỉ giữa hai lần nguyên phân không?Vì sao?Cảm ơn thầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có hay không; thời gian nghỉ nhiều hay ít tùy từng loại tế bào và từng giai đoạn,...

      Xóa
  21. thầy cho em hỏi . có 3 tế bào xô ma A B C lần lược nguyên phân liên tiếp 3,4,7 lần
    a)tính tổng tế bào xô ma được tạo ra
    b)tính tổng số nhiễm sắc thể có ở tất cả các tế bào con
    c ) tính tổng số nhiễm sắc thể đơn mà hoàn toàn được xây dưng từ nguyên liệu của môi trường

    Trả lờiXóa
  22. cho e hỏi giảm phân diễn ra ở tế bào nào ạ???

    Trả lờiXóa
  23. thầy ơi giúp em trả lời câu hỏi này được không ạ:
    giải thích kết quả của quá trình giảm phân

    Trả lờiXóa
  24. thầy ơi giúp em trả lời câu hỏi này được không ạ:
    giải thích kết quả của quá trình giảm phân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diễn biến của quá trình giảm phân là giải thích rõ nhất cho kết quả.

      Xóa
  25. thưa thầy cho e hởi . Trong giảm phân , nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân 1, thì sự phân ly của NST về các tế bào sẽ như thế nào ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếp hợp mà không trao đổi đoạn hay không => tao ra giao tử có hoán vị hay không. Nếu em học 12 thì sẽ hiểu.

      Xóa
  26. Thưa thầy sự đóng và tháo soắn có ý nghĩa gì ạ? Mong thầy giúp e

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tháo xoắn giúp thực hiện quá trình tự sao và phiên mã (tổng hợp ARN).
      Đóng xoắn giúp nó gọn nên dễ dàng phân li về 2 cực của tế bào.

      Xóa
  27. thầy ơi cho e hỏi : vì sao trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NST

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì nhiễm sắc thể không co xắn nên đường kính rất bé (ở dạng sợi mãnh) => rất khó quan sát dưới kính hiễn vi.

      Xóa
  28. thầy ơi,cho em hỏi,làm sao để phân biệt được kì giữa nguyên phân và kì giữa giảm phân 2 ạ??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không rõ ý em, có phải là xem hình rồi phân biệt đó có phải không? Có thể dựa vạo số lượng NST kép, hoặc xem các cặp NST kép đó có giống nhau không để phân biệt là 2n kép hay n kép. Từ đó xác định nó thuộc kì giữa nguyên phân hay giảm phân.

      Xóa
  29. thầy ơi chỉ e
    1 hợp tử NP với tốc độ không đổi qua các lần. Mội chu kì NP kéo dài 16'. Thời gian kì trung gian bằng với thời gian của quá trình NP. Thời gian của mỗi kì phân bào là bằng nhau.
    a) Xác định thời gian của mỗi kì
    b) Xác định số tb con sau 2h

    Trả lờiXóa
  30. a, gọi t/g kì trung gian là x , t/g quá trình nguyên phân là y (x, y thuộc N*)
    vì thời gian trung gian bằng thời gian quá trình NP (tức là x=y) mà một chu kì nguyên phân kéo dài 16' (tức là x+y) nên :
    => x=y = 16/2 = 8'
    MẶT khác t/g của mỗi kì phân bào bằng nhau nên
    t/g kì đầu =t/g kì giữa = t/g kì sau = t/g kì cuối = 8: 4=2'

    Trả lờiXóa
  31. b, Đổi 2h= 120'
    vì 120: 16 =7 dư 8( tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8)
    VẬY SAU 2h số tế bào con tạo ra là : 2^8 = 256 (tb)

    Trả lờiXóa
  32. B, ĐỔI 2h = 120'
    vì 120:16= 7 dư 8(tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8)
    vậy sau 2h số tế bào con tạo ra là 2^8=256 tb

    Trả lờiXóa
  33. B, ĐỔI 2h = 120'
    vì 120:16= 7 dư 8(tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8)
    vậy sau 2h số tế bào con tạo ra là 2^8=256 tb

    Trả lờiXóa
  34. a, gọi t/g kì trung gian là x , t/g quá trình nguyên phân là y (x, y thuộc N*)
    vì thời gian trung gian bằng thời gian quá trình NP (tức là x=y) mà một chu kì nguyên phân kéo dài 16' (tức là x+y) nên :
    => x=y = 16/2 = 8'
    MẶT khác t/g của mỗi kì phân bào bằng nhau nên
    t/g kì đầu =t/g kì giữa = t/g kì sau = t/g kì cuối = 8: 4=2'

    Trả lờiXóa
  35. Thầy cho em hỏi vì sao qua giảm phân lại tạo được 4 tế bào con mang nst khác nhau

    Trả lờiXóa
  36. Thầy ơi cho em hỏi qua giảm phân lại tạo ra 4 tế bào con là nhờ đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một tế bào lưỡng bội (2n) qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4 tế bào đơn bội (n) với số lượng NST như nhau nhưng các NST có cấu trúc có thể khác nhau (hoặc giống nhau cấu trúc chung nhưng có một số alen khác nhau),...

      Xóa
  37. thầy cho em hỏi tâm động có vai trò gì trong nguyên phân và giảm phân?

    Trả lờiXóa
  38. cko e hs vì sao nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng ở kì hiuwax của qá trình phân bào v ạh ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì ở kì giữa lúc này NST co xoắn cực đại nên được quan sát rõ dưới kính hiển vi => Hình thái NST được mô tả ở kì này

      Xóa
  39. Thầy cho con hỏi trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi là do cơ chế nào ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi phân bào, NST có nhân đôi (ở kỳ trung gian) và phân chia đồng điều cho các tế bào con (ở kỳ sau + cuối). Em tìm hình minh họa để hiểu bản chất nhé!

      Xóa
  40. 1, Quan sát tế bào 1 loài sinh vaath đang ở kì giữa Nguyên phân, người ta đếm được có 44 NST kép. Khi quan sát 3 nhóm tế bào sinh dục của loài này ở vùng chín của cơ quan sinh sản thấy chúng đang phán bào ở các giai đoạn khác nhau và đếm được tổng cộng có 968 NST đơn và NST kép. Số NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, ở các tế bào nhóm 1 gấp 2 lần số NST kép phân li về các cực của các tế bào nhóm 2. Số NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nhóm 3 là 704. Trong quá trình phân bào sự phân chia tế bào chất hoàn thành ở kì cuối. Hãy xác định:
    a) Bộ NST lưỡng bộ của loài?
    b) Các nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào?
    c) Số tế bào ở mỗi nhóm?

    Trả lờiXóa
  41. Thầy ơi cho em hỏi " Những hoạt động bình thường của NST chỉ có trong quá trình giảm phân mà không có trong nguyên phân" là những hoạt động nào ạ?

    Trả lờiXóa
  42. Thầy ơi cho em hỏi quá trình nguyên phân hay giảm phân diễn ra truóc ạ

    Trả lờiXóa
  43. thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?

    Trả lờiXóa
  44. thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?

    Trả lờiXóa
  45. thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?

    Trả lờiXóa
  46. thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?

    Trả lờiXóa
  47. thầy cho em hỏi diễn biến của nst ở kì giữa của các quá trình phân bào là j hả thầy

    Trả lờiXóa
  48. thầy cho em hỏi diễn biến của nst ở kì giữa của các quá trình phân bào là j hả thầy

    Trả lờiXóa
  49. thua thay cho em hoi: vì sao ở giảm phân qua 2 lần giảm phân NST chỉ nhân đôi 1 lần? XIN THẦY TRẢ LỜI GIÚP EM NHANH ĐI Ạ!EM RẤT GẤP CẦN CÂU TRẢ LỜI CỦA THẦY

    Trả lờiXóa
  50. nguyên phân và giảm phân cái nào quan trông hơn

    Trả lờiXóa
  51. thầy ơi,giải giúp em bài này ạ, em k hiểu lắm
    Ở 1 loài sinh vật 2n = 24 NST.
    Người ta quan sát một số tế bào đang thực hiện quá trình phân bào và đếm được tổng số NST đơn và kép là 144. Trong đó số NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào là 96. Số NST kép còn lại xếp thành 1 hàng thẳng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
    Xác định nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào và số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
  52. th ơi cho e hỏi sự thay đổi trạng thái NST trong 2 quá trình phân bào có ý nghĩa gì ạ?

    Trả lờiXóa
  53. 1 thoi phân bào bị đứt thì sẽ sảy ra hiện tượng gì. thầy trả lời?

    Trả lờiXóa
  54. cho em hỏi thao tác sử dụng kính hiển vi để quan sát NST ở các chu kì tế bào là như thế nào vậy thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sử dụng kính hiển vi để quan sát NST cần phải thuần thục kỹ năng em à. Phải tìm hiểu quy trình và rèn luyện nhiều lần mới có thể quan sát nhanh chóng và chính xác được. Nên nhờ giáo viên trực tiếp hướng dẫn và em tự luyện nhiều.

      Xóa
  55. Thầy ơi, em đang chuẩn bị thi HSG sinh huyện thầy có bài tập rèn thêm ko thầy.

    Trả lờiXóa
  56. Thầy cho e hỏi :"hoạt động nào của nhiễm sắc thể dẫn tới hiện tượng số lượng NST sau khi nguyên phân vẫn được giữ nguyên như ở tế bào mẹ

    Trả lờiXóa
  57. sự khác nhau của giảm phân và nguyên phân nhỏ quá ạ



    Trả lờiXóa
  58. Thầy ơi,cho em hỏi tí :)
    1 tế bào sau 5 lần nguyên phân thì quá trình đó sẽ tạo nên bao nhiêu NST mới ạ

    Trả lờiXóa
  59. giải thích vì sao 1 số tế bào không có khả năng phân bào ở quá trình giảm phân ạ

    Trả lờiXóa
  60. thầy ơi cho em hỏi diễn biến và hình vẽ ở giai đoạn phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật ạ?

    Trả lờiXóa
  61. Thầy ơi cho em hỏi: Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân gặp khó khăn gì?

    Trả lờiXóa
  62. 1. Nếu số lượng nst khong phai la 2n ma la 3n thi qua trinh giam phan gap kho khan gi?
    2. loi ich cua qua trinh giam phan,nguyen phan, thu tinh đem đến cho loài?
    3. các loài sinh vật đơn bội có tham gia quá trình giảm phân không? Tại sao?
    mong thầy giúp em ạ

    Trả lờiXóa
  63. ruou vang neu thanh trung khong dung cach thi rat de bi chua va co bot khi xuat hien do do khong de duoc lau giai thich dùm e vs

    Trả lờiXóa
  64. Thầy ơi cho em hỏi: ADN, NST nhân đôi mấy lần trong một chu kì nguyên phân ,giảm phân?

    Trả lờiXóa
  65. cho em hỏi công thức tính chu kì tế bào ntn ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên liếp hay có thể hiểu là thời gian cần thiết để số lượng tế bào tăng lên gấp đôi.
      Từ gợi ý này em có thể tìm ra công thức cho riêng mình.

      Xóa
  66. thầy ơi, cho em hỏi các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này tương đối phức tạp em. Nếu cần thì em tìm hiểu trong tài liệu chuyên hoặc tài liệu BD HSG nhé!

      Xóa
  67. nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của NST chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân
    ..thầy ơi giúp em??!

    Trả lờiXóa
  68. Thầy cho e hỏi: thầy có thể nói kĩ hơn về cái n,2n đc k ạ. Em học đtuyển trên trường nhưng đến phần này cô giảng e vẫn k hiểu. Lúc thì n, 2n, em khó hiểu khi nào dùng cái nào trong mỗi kì nguyên phân, giảm phân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết em cần xem kỹ về cơ chế nguyên và giảm phân nhé. Chúc em học tốt.

      Xóa
  69. Thầy ơi, khi phân bào chia nhân mà không chia tế bào chất thì kết quả sao ạ.

    Trả lờiXóa
  70. thầy ơi thầy cho em hỏi tính số lượng nst ở một kì trong chu kì là gì a thầy giải thích cho em với được không ạ

    Trả lờiXóa
  71. thầy ơi
    trong khảo sát thi chất lượng đầu năm lớp 10 thì nên chú trọng vào học phần nào z ạ

    Trả lờiXóa
  72. thầy hướng dẫn e làm bài này được không ạ"nêu vai trò của quá trình giảm phân ,nguyên phân trong cơ thể cây bưởi của các tế bào"

    Trả lờiXóa
  73. vai trò của nguyên phân và giảm phân của các tế bào trong cây bưởi ạ

    Trả lờiXóa
  74. Thầy ơi giúp em câu hỏi này với ạ.
    1.Tại sao tế bào con có số lượng NST bằng với số lượng NST tế bào mẹ( nguyên phân)?
    2.Tại sao tế bào con có số lượng NST bằng một nửa so với số lượng NST tế bào mẹ( giảm phân)?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g