Bài đăng

Đột biến gen

Hình ảnh
  YÊU CẦU CẦN DẠT Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene. Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gene. Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hoá, chọn giống và nghiên cứu di truyền Đột biến gene có thể xảy ra bằng cách nào và liệu có cách nào phòng chống đột biến gene gây bệnh ở người? I. KHÁl NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GENE Khái niệm Đột biến gene là sự thay đổi trình tự nucleotide trong gene. Nếu đột biến làm thay đổi một cặp nucleotide trong gene được gọi là đột biến điểm. Đột biến gene có thể làm thay đổi nhiều cặp nucleotide và có thể làm thay đổi kiểu hình hoặc không. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chỉ xem xét loại đột biến điểm. Khi sinh vật mang gene đột biến biểu hiện kiểu hình khác thường thì được gọi là thể đột biến. Các dạng đột biến gene Dựa trên cơ chế phát sinh đột biến, các nhà di truyền học phân chia đột biến gene thành các loại: thay thế cặp nucleotide

Điều hòa biểu hiện của gene

Hình ảnh
 YÊU CẦU CẦN ĐẠT · Trình bày được thí nghiệm trên operon Lac của E.coli. · Ph â n t í ch đượ c ý ngh ĩ a c ủ a đ i ề u ho à bi ể u hiện gene trong tế bào và trong quá trình phát triển cá thể. · Nêu được ứng dụng của điều hoà biểu hiện gene. Trong mỗi tế bào có hàng chục nghìn gene nhưng tại mỗi thời điểm chỉ một số gene hoạt động. Làm thế nào tế bào có thể đóng/mở các gene nhất định đúng thời điểm, tạo ra đúng lượng sản phẩm tế bào cần? I. THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN RA OPERON LAC Ở VI KHUẨN E. COLI Người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu điều hoà hoạt động gene là Monod và Jacob. Vào những năm 1950, họ đã nghiên cứu phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động của operon lac ở vi khuẩn E.coli. 1.          Thí nghiệm Monod và Jacob đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu cơ chế lactose có thể gây cảm ứng khiến tế bào tổng hợp các enzyme phân giải lactose. Hai ông đã sử dụng các dòng đột biến gene ở vi khuẩn E.coli và nuôi cấy chúng trong điều kiện môi trường có lactose và không

Cấu trúc và chức năng của DNA

Hình ảnh
Nucleic acid - Có trong nhân tế bào (nhiễm sắc thể). Ngoài ra còn có ở trong ti thể, lục lạp. - Gồm 2 loại: DNA và RNA  (ở một số vi rút) - Đó là những phân tử lớn có cấu trúc đa phân, bào gồm nhiều đơn phân là nucleotide I. Cấu trúc DNA  ( deoxyribonucleic acid): 1. Thành phần cấu tạo DNA:  DNA được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, P, N. DNA là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nucleotide. Mỗi nucleotide gồm: Đường deoxyribose: $C_5H_{10}O_4$ Gốc phosphate: $H_3PO_4$ 1 trong 4 loại base (A, T, G, C ). Trong đó A, G có kích thước lớn  còn T, C có kích thước bé hơn. 2. Cấu trúc DNA:  DNA là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: - 10 cặp nucleotide. -  Dài 34 Ăngstrôn -  Đường kính 20 Ăngstrôn. Liên kết  trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa gốc phosphate của nucleotide với đường C­ 5 của  nucleotide tiếp th