Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (bị phá huỷ) qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểunhớ một số công thức sau

  • Số tế bào sinh ra qua nguyên phân:

+ Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con.
+ a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào.

  • Số NST đơn môi trường cần cung cấp:

+ Một tế bào lưỡng bội (2n NST) qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  (2^k-1)2n$.
+ Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.(2^k-1)2n$.

  • Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy:

+ Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có bao nhiêu thoi vô sắc xuất hiện sẽ có bấy nhiêu thoi vô sắc bị phá hủy
+ Một tế bào nguyên phân k lần, số thoi vô sắc xuất hiện hoặc bị hủy là $2^k - 1$
+ Vậy, a tế bào đều nguyên phân k lần, số thoi vô sắc xuất hiện (bị phá hủy) qua quá trình là: $a.(2^k - 1)$ thoi.
Ví dụ 1: 
Hợp tử của một loài trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Ở lần kế tiếp người ta đếm được 256 nhiễm sắc thể (NST) đơn đang phân li về hai cực của các tế bào.
a. Các tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
b. Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn gải:

a. Các tế bào đang ở kỳ nào?

+ Các NST đơn đang phân li về hai cực, suy ra tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.

b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài?

+ Sau 3 lần nguyên phân tiếp tiếp, một tế bào ban đấu sẽ tạo $2^3 = 8$ tế bào tiếp tục nguyên phân.
+ Số NST chứa trong mỗi tế bào là: 256 : 8 = 32 (NST đơn)
+ Vậy, số NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài là 32 : 2 = 16 (NST)

Nhận xét

  1. Thầy cho e hỏi công thức tính số Nst mt cung cấp cho nguyên phân là 2n(2 mũ k -1). Nhưng có bài tập yêu cầu tính số Nst đơn MỚI hoặc số nst đơn mới HOÀN TOÀN môi trường cung cấp thì công thức tính thế nào a

    Trả lờiXóa
  2. Thầy cho e hỏi công thức tính số Nst mt cung cấp cho nguyên phân là 2n(2 mũ k -1). Nhưng có bài tập yêu cầu tính số Nst đơn MỚI hoặc số nst đơn mới HOÀN TOÀN môi trường cung cấp thì công thức tính thế nào a

    Trả lờiXóa
  3. Thầy cho e hỏi công thức tính số Nst mt cung cấp cho nguyên phân là 2n(2 mũ k -1). Nhưng có bài tập yêu cầu tính số Nst đơn MỚI hoặc số nst đơn mới HOÀN TOÀN môi trường cung cấp thì công thức tính thế nào a

    Trả lờiXóa
  4. Đơn mới:2n(2muK-1)
    Đơn mới hoàn toàn:2n(2muK-2)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho mình hỏi thế nào là đơn mới thế nào là đơn mới hoàn toàn ạ??

      Xóa
  5. Tại sao thoi tơ vô sắc qua 1 lần nguyên phân của 1 tb lại là 1 đáng nhẽ trung thể tạo ra 2 thoi phân phân qua 1 lần nguyên phân mà

    Trả lờiXóa
  6. qua nguyên phân,2 trung tử nối với nhau bằng nhiều sợi tơ vô sắc và nó dính vào tâm động của nst,toàn bộ cấu trúc này gọi là thoi phân bào(chắc là do nó có hình thoi).định nghĩa thoi tơ vô sắc là ám chỉ thoi phân bào,(chỉ tồn tại ở kì giữa của nguyên phân)và trong tất cả các chu kì nguyên phân thì chỉ có một kì giữa nên sẽ có một thoi tơ vô sắc.

    Trả lờiXóa
  7. Thầy ơi, thầy hướng dẫn em cách làm bài này với ạ:
    Theo dõi quá trình nguyên phân của 2 nhóm tế bào lưỡng bội trong một cơ thể động vật đa bào bậc cao, đơn tính, tổng số tế bào của 2 nhóm bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào trong mỗi nhóm đều có số lần nguyên phân bằng nhau.
    Tổng số tế bào con được tạo ra từ 2 nhóm là 864 và trong quá trình nguyên phân của các tế bào này môi trường nội bào đã cung cấp tất cả 10224 NST đơn. Cho biết ở loài trên cặp NST của con đực là XY, của con cái là XX; không xảy ra đột biến; số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ nhất bằng số tế bào của nhóm thứ hai và số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ 2 bằng số tế bào của nhóm thứ nhất. Hãy xác định:
    a. Bộ NST lưỡng bội của loài.
    b. Tổng số tế bào của mỗi nhóm.
    c. Số lượng NST giới tính X do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của các tế bào thuộc 2 nhóm trên khi số tế bào con được tạo ra từ nhóm thứ nhất ít hơn nhóm thứ 2.
    Em cảm ơn thầy nhiều ạ.

    Trả lờiXóa
  8. Thầy cho e hỏi: cho 2n=14 tính số tế bào con trong 1 nhóm là làm sao thầy

    Trả lờiXóa
  9. Tính số tế bào con trong 1 nhóm là làm thế nào z thầy

    Trả lờiXóa
  10. tính số trung tử được hình thành thì làm thế nào vậy...

    Trả lờiXóa
  11. Công thức tính số thoi phân bào lần lượt xuất hiện qua k lần nguyên phân là gì ạ?

    Trả lờiXóa
  12. thầy ơi e hỏi số nst môi trường cung cấp ở kỳ giảm phân có khác ngphân ko thầy

    Trả lờiXóa
  13. Bộ NST của các thể cực bị tiêu biến trong quá trình nguyên phân là đơn bội hay lưỡng bội ạ??

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g