Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi THPT Quốc Gia 2019 môn SINH HỌC

Bài giải chi tiết đề thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học - mã đề 218. Ban biên tập sẽ cập nhật thêm bài phân tích kèm lời giải chi tiết cho những câu khó trong đề.

1. Nội dung đề thi sinh học 2019 - mã 218

Câu 81: Cà độc dược có bộ NST 2n=24. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là:
A. 8.
B. 12.
C. 16.
D. 24
Câu 82: Theo vĩ độ, rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây?
A. Cận Bắc Cực.
B. Bắc Cực.
C. Nhiệt đới.
D. Ôn đới.
Câu 83: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại U ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của gen?
A. T.
B. A.
C. X.
D. G.
Câu 84: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XY?
A. Thỏ.
B. Bướm.
C. Chim.
D. Châu chấu.
Câu 85: Quá trình chuyển hóa $NH_4^+$ thành $NO_3^-$ do hoạt động của nhóm vi khuẩn
A. cố định nitơ.
B. nitrat hóa.
C. amôn hóa.
D. phản nitrat hóa.
Câu 86: Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở
A. ruột non.
B. thực quản.
C. dạ dày.
D. ruột già.
Câu 87: Từ 1 cây có kiểu gen AABbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau ?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 88: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. Đột biến gen.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 89: Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180˚ và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến
A. mất đoạn.
B. lặp đoạn.
C. chuyển đoạn.
D. đảo đoạn.
Câu 90: Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là
A. thể tam bội.
B. thể ba,
C. thể một.
D. thể dị đa bội.
Câu 91: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4Aa : 0,6aa. Theo lí thuyết tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,8.
D. 0,3.
Câu 92: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phát sinh ở
A. đại Nguyên sinh.
B. đại Trung sinh.
C. đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ.
Câu 93: Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 22% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là
A. 30cM.
B. 22cM.
C. 44cM.
D. 11cM.
Câu 94: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp?
A. aa × aa.
B. AA × aa.
C. Aa × Aa.
D. AA × Aa.
Câu 95: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo $m^2$) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:



Quần thể I
Quần thể II
Quần thể III
Quần thể IV
Diện tích khu phân bố
3358
2485
1935
1954
Kích thước quần thể
4270
3730
3870
4885
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?
A. Quần thể II.
B. Quần thể IV.
C. Quần thể III.
D. Quần thể I.
Câu 96: Ở cây hoa phấn (mirabilis jalapa), gen quy định màu là nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh.
B. 100% cây lá xanh.
C. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.
D. 100% cây lá đốm.
Câu 97: Triplet 3’TXA5’ mã hóa axit amin xêrin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôdon là
A. 5’AGU3’.
B. 5’UGU3’.
C. 3’UXA5’.
D. 3’AGU5’.
Câu 98: Một NST có trình tự các gen lầBCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HIAB. Đây là dạng đột biến nào ?
A. Mất đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn.
D. Lặp đoạn.
Câu 99: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng ?
A. ${{X}^{A}}{{X}^{a}}\times {{X}^{A}}Y$.
B. ${{X}^{A}}{{X}^{a}}\times {{X}^{a}}Y$.
C. ${{X}^{A}}{{X}^{A}}\times {{X}^{a}}Y$.
D. ${{X}^{A}}{{X}^{A}}\times {{X}^{A}}Y$.
Câu 100: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen thế hệ P là 0,64AA : 0,27Aa : 0,09aa. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả cá thế hệ.
C. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Nếu có tác động của chọn lọc ngẫu nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.

Câu 101: Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây sai về kết quả thí nghiệm?
A. Giọt nước màu trong ống mao dẫn dịch chuyển sang vị trí số 4, 3, 2.
B. Nhiệt độ trong ống chưa hạt nảy mầm tăng lên.
C. Một lượng vôi xút chuyển thanh canxi cacbonat.
D. Nồng độ oxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng lên rất nhanh.
Câu 102: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp tiếp nhận máu giàu $CO_2$ từ tĩnh mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải.
B. Tâm thất trái.
C. Tâm nhĩ trái.
D. Tâm thất phải.
Câu 103: Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E), mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?
A. B + I > D + E.
B. B + I = D + E.
C. B = D, I < E. D. B > D, E = I.
Câu 104: Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; Cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
A. Cáo.
B. Cú mèo.
C. Chuột đồng.
D. Thỏ.
Câu 105: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên:

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 bậc dinh dưỡng.
II. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
III. Quan hệ giữa đại bàng và rắn là quan hệ đối kháng.
IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 106: Cho các hoạt động sau của con người:
I. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
II. Chóng xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất.
III. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
IV. Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 107: Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng số tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp hợp 2 cặp gen lặn là 8%. Theo lí thuyết loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 26%.
B. 44%.
C. 36%.
D. 16%.
Câu 108: Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin để tạo hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bối là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 2 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 32%.
B. 34%.
C. 22%.
D. 40%.
Câu 109: Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:


Thành phần kiểu gen
Thế hệ P
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
AA
7/10
16/25
3/10
1/4
4/9
Aa
2/10
8/25
4/10
2/4
4/9
aa
1/10
1/25
3/10
1/4
1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể tự thụ phấn.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do di-nhập gen.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi đã làm cho tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 9/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 110: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân lị độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây P có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A. Có thể chỉ có 1 loại kiểu hình.
B. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1: 1.
C. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3:1.
D. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.
Câu 111: Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía bắc Canada và Alaska. Phân tích hình này, có các phát biểu sau:

I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ.
II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì.
IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 112: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
A. Sơ đồ IV.
B. Sơ đồ II.
C. Sơ đồ I.
D. Sơ đồ III.
Câu 113: Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu một gen trên NST thường có 3 alen A1, A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3, A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn luôn gấp đôi tần số các loại kiểu gen đồng hợp.
II. Thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:2:1:1:2.
III. Nếu alen A1 trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 thì kiểu hình do alen A1 quy định luôn luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
IV. Nếu tất cả các thế hệ có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 114: Một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do 1 gen 2 alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng chiếm 50%. Cho các phát biểu sau:
I. F1 có 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình về 2 tính trạng.
II. F1 có 3 kiểu gen.
III. F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
IV. F1 có số cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm 25%.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 115: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng ở đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 2/3.
B. 74/81.
C. 8/9.
D. 9/16.
Câu 116: Cơ thể thực vật có bộ NSG 2n=18, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này đã xảy ra hoán vị ở tất cả các cặp NST nhưng mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là
A. 2048.
B. 5120.
C. 9216.
D. 4608.
Câu 117: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: $\frac{AB}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}\times \frac{AB}{ab}{{X}^{D}}Y$, thu được F1. Ở F1 có tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1, số ruồi đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 7/40.
B. 21/40.
C. 1/7.
D. 7/20.
Câu 118: Cho biết các côđon mã hóa một số axit amin như sau:


Côđon
5’GAU3’; 5’GAX3’
5’UAU3’; 5’UAX3’
5’AGU3’; 5’AGX3’
5’XAU3’; 5’XAX3’
Axit amin
Aspactic
Tirôzin
Xêrin
Histidin
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình từ nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
I. Alen M1: 3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’.
II. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’.
III. Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.
IV. 3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’.
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 119: Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F1, số cây hoa trắng đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ:
A. 3/16.
B. 12/37.
C. 9/32.
D. 18/37.
Câu 120: Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H quy định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bị bênh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 gen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này:

I. Bệnh M do alen lặn quy định.
II. Có tối đa 6 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
III. Có tối đa 7 người dị hợp 2 cặp gen.
IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10-11 là 7/150.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

2. Hướng dẫn giải đề thi THPT QG 2019 - mã đề 219

Tải file word kèm lời giải chi tiết đề thi sinh 2019. Phân tích và giải câu

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g