Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Đề thi olympic 30-4-2018 môn Sinh học 11

Câu I:  (4,0 điểm)
1.a. Khi cây lúa vào vụ đông - xuân, trước khi gieo hạt, người ta thường ngâm hạt lúa trong dung dịch K+. Việc ngâm lúa như vậy có tác dụng gì? Giải thích.
b. Bơm proton có vai trò như thế nào trong các quá trình sau: hấp thụ khoáng, mở khí khổng, vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây?
2.a. Ánh sáng có liên qua như thế nào đến quá trình trao đổi nitơ của thực vật?
b. Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi dư lượng NH4+ đầu độc?
3. Nêu những điểm khác nhau giữa enzim Rubisco và PEP cacbôxilaza về các tiêu chí: vị trí, cơ chất, phản ứng xúc tác, ái lực với CO2.

Câu II: (4,0 điểm)

1. Hình 1 biểu diễn sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kì tim của một người đàn ông bình thường. Dựa vào hình 1, hãy cho biết:
- Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kì tim?
- Tại thời điểm R và S van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở? Giải thích.
2.a. Tại sao khi chữa bệnh truyền nhiễm cho trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu bò uống.
b. Có 2 nhóm bệnh nhân, một nhóm bị xác định bị đột biến gen mã hóa aquaporin dẫn đến giảm chức năng của kênh này, một nhóm bị đột biến gen mã hóa thụ thể giảm khả năng tiếp nhận ADH. Nồng độ ADH trong máu những người này như thế nào so với người bình thường? Giải thích?

3. Cá nước ngọt có nguy cơ bị mất ion Na+ và Cl- vào môi trường xung quanh. Để tránh nguy cơ đó, biểu mô mang cá có cơ chế duy trì sự khác biệt nồng độ Na+ và Cl- giữa huyết tương và môi trường xung quanh như hình 2. Hãy trả lời các ý sau:
a. pH máu thay đổi như thế nào khi ức chế bớm Cl- trên màng?
b. Giả sử có một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp thì dòng Na+ đi vào và dòng HCO3- đi ra khỏi tế báo có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
c. Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô tăng hay giảm? Giải thích.

Câu III: (4,0 điểm)
1. Thí nghiệm nghiên cứu về hoocmôn thực vật: Trồng các lô thí nghiệm của một loài thực vật trong điều kiện giống nhau hoàn toàn, chỉ khác ở việc mỗi lô được phun một trong 3 loại hoocmôn thực vật: auxin hoặc gibêrêlin hoặc etylen với nồng độ khác nhau. Sau 10 ngày, đo và tính chiều cao cây trung bình (cm) ở mỗi lô và thu được bảng số liệu sau:

a. Cho biết A, B và C là loại hoocmôn nào? Giải thích.
b. Ảnh hưởng của mỗi loại hoocmôn đến chiều cao thân có ý nghĩa gì đến sự sinh trưởng của thực vật?
2.a. Bằng cách nào auxin làm giãn màng tế bào thực vật? Một bạn học sinh cho rằng tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào, em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.
b. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần võ rễ bị phân hủy mạnh tạo thành các ống rỗng?
3. Giải thuyết tại cùng một khu vực địa lí và cùng một chế độ chiếu sáng, cả cây A (cây ngắn ngày) và cây B (cây dài ngày) cùng ra hoa trong một ngày. Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu IV: (4,0 điểm)
1. Giá trị điện thế nghỉ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích.
- Nồng độ K+ bên ngoài màng tăng.
- Uống thuốc làm tăng tính thấm của màng đối với Cl-.
- Kênh Na+ hỏng làm cổng Na+ luôn mở.
- Bơm Na-K hoạt động yếu.
2.a. Một nam thiếu niên tổn thương một phần thùy trước tuyến yên. mặc dù FSH không được sản xuất tiếp nhưng nồng độ LH vẫn ở mức bình thường. Ở tuổi trưởng thành sinh dục, thiếu niên này có đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp (mọc ria mép, giọng nói trầm,...) không? Giải thích.
b. Một người phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích.
3. Một nhà nghiên cứu tập tính học đã tiến hành thí nghiệm với những con sóc vừa mới sinh được nuôi cách li với bố mẹ trong một chiếc lồng không có đất: Chúng được nuôi bằng thức ăn dạng lỏng. Sau một thời gian, người ta cho các hạt dẻ vào lồng thì thấy các con sóc nhặt hạt dẻ chạy quanh lồng và làm động tác đào đất, rồi bỏ hạt dẻ vào lỗ tưởng tượng. Tiếp theo, chúng làm động tác dùng mũi ấn hạt vào lỗ tưởng tượng giống như các con sóc ngoài tự nhiên cất giấu hạt.
Tập tính trên của sóc là loại tập tính gì? Tập tính này thuộc loại bẩm sinh hay học tập? Giải thích.

Câu V: (4,0 điểm)
1. Ở một loài thú, cho (P) con đực chân thấp, lông nâu giao phối với con cái chân cao, lông xám thu được F1: 1 con đực chân cao, lông xám : 1 con cái chân thấp, lông xám. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 37,5% con được chân cao, lông nâu ; 12,5% con được chân thấp, lông nâu ; 18,75% con cái chân thấp, lông nâu : 18,75% con cái chân thấp, lông xám ; 6,25% con cái chân cao, lông nâu : 6,25% con cái chân cao, lông xám. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định và không phát sinh đột biến.
Hãy xác định quy luật di truyền của các tính trạng trên. Cho biết kểu gen của P và F1.
2. Một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp; alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định lá xẻ; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Cho cơ thể dị hợp từ 3 cặp gen lai phân tích thu được thế hệ Fa có kết quả như sau: 20 cây thân thấp, lá xẻ, quả đỏ; 86 cây thân thấp, lá nguyên, quả vàng; 88 cây thân cao, lá xẻ, quả đỏ; 18 cây thân cao, lá nguyên, quả vàng.
Hãy biện luận và lập bản đồ về 2 cặp gen trên.
3. Một loài động vật, giới đực có cặp NST giới tính XX; giới cái có cặp NST giới tính XY. Cho (P) con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 100% lông xám. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm: Giới đực: 60 con lông xám : 20 con lông vàng. Giới cái: 30 con lông xám : 50 con lông vàng.
Cho rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường.
Hãy biện luận và xác định kiểu gen của (P) và của F1.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g