Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Xác suất trong phả hệ

Ở những bài trước ta đã xét các dạng bài tập sinh học trong các phép lai cũng như trong di truyền học quần thể có liên quan đến toán xác suất. Hiện này vận dụng toán xác suất trong việc giải quyết các bài toán sinh học ngày càng được chú ý. Vì vậy khi xem bài này các bạn cũng nên xem thêm các bài gợi ý ơ dưới đễ nắm vững việc sử dụng toán xác suất vào giải bài tập sinh học.
Trong bài này mình giới thiệu đến các bạn các bài tập có liên quan đến toán xác suất trong phả hệ, các bạn cần đọc kỹ các bài có lời giải, sau đó tự làm các bài tập mà mình gợi ý phía sau bài viết.

Bài tập mẫu có lời giải:

Bài 1: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:
Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu:
A. 0,5
B. 0,33
C. 0,25
D. 0,75

Giải: 
Ta thấy cặp vợ chồng thế hệ II bình thường sinh con gái bị bệnh => bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Quy ước: A- bình thường ; a -bị bệnh M
=> Cặp vợ chồng ở thế hệ II đều có KG Aa nhận alen a từ người bố của họ (I1 và I3).
* Đứa con III2 có xác suất không mang gen gây bệnh = 1/3 = 0,33 ( Vì P =>; F1: 1AA : 2Aa : 1aa)

Bài 2: Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định.
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
A. 5,56%
B. 12,50%
C. 8,33%
D. 3,13%

Giải: 
Qua sơ đồ phả hệ ta thấy cặp bố mẹ I bị bệnh sinh con bình thường => gen gây bệnh là gen trội nằm trên NST thường.
=> Xác suất để cá thể (1) có kiểu gen Aa là: 2/3
- Xác suất cá thể (2) có kiểu gen aa là: 1
- Xác suất sinh 2 con trong đó có 1 trai, 1 gái là: $C^1_2 . 1/2. 1/2 = 1/2$
- Xác suất cả 2 con bình thường: 1/2 . 1/2 = 1/4
=> Xác suất cần tìm là: (2/3.1)(1/2)(1/4) = 1/12 = 8,33% .

Bài 3: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a) là lặn so với alen bình thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này.

                   Thế hệ

a. Viết các kiểu gen có thể có của các cá thể thuộc thế hệ I và III.
b. Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu? Viết cách tính.

Giải:
a. Cặp bố mẹ số II4 và II5 đều bình thường nhưng sinh con có đứa bị bệnh chứng tỏ gen quy định bệnh nằm trên NST thường (không nằm trên NST giới tính).
Kiểu gen của các cá thể: I1 là aa; I2 là Aa (vì sinh con II3 bị bệnh). III1 và III3 có thẻ là AA hoặc aa; III2 và III4 là aa.
b. Cá thể II1 và cá thể II2 đều có kiểu gen Aa (vì họ là những người bình thường và bố của họ bị bệnh)
- Xác suất để sinh con bị bệnh là 1/2*1/2=1/4
- Xác suất để sinh con trai là 1/2.
Vậy xác suất để cặp vợ chồng này sinh được một con trai bị bệnh là 1/4*1/2=1/8

Bài 4: Cho sơ đồ phả hệ sau
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
A. 1/3
B. 1/6
C. 1/8
D. 1/4

Giải:
Từ phả hệ ta có thể thấy bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. (do cặp vợ chồng thế hệ I bình thường sinh con gái bị bệnh). Quy ước: A - bình thường ; a - bị bệnh.
- Người vợ ở thế hệ III chắc chắn có KG aa (vì bị bệnh).
- Đứa con gái của cặp vợ chồng thế hệ II bị bệnh => cặp bố mẹ bình thường này sẽ có alen gây bệnh để truyền cho con gái => có KG:Aa
- Để sinh con gái bị bệnh thì người chồng bình thường ở thế hệ III phải mang alen gây bệnh nên phải có kiểu gen Aa với xác suất của KG này là 2/3 (do F1: 1AA: 2Aa : 1aa).
=> Xác suất cặp vợ chồng thế hệ III sinh con gái bị bệnh là: (Aa x aa -> 1/2 bình thường : 1/2 bị bệnh.
Vậy: 2/3(bố) x 1/2 (con bị bệnh aa) x 1/2 (con gái) = 1/6.

Bài 5: Xét sự di truyền một căn bệnh hiếm gặp ở người tại một gia đình theo phả hệ bên đây:
Xác định kiểu di truyền của bệnh trên?
Giải:
Ta thấy: cặp vợ chồng ở thế hệ thứ nhất bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh => bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.

Bài tập tự luyện:

Bài 1: Khảo sát sự di truyền một bệnh (viết tắt là M) ở người qua 3 thế hệ như sau:
a. Phân tích phả hệ để xác định qui luật di truyền chi phối bệnh trên.
b. Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu?

Bài 2: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ bên, hãy cho biết:
a) Trong các người con thế hệ thứ III (1 - 5), người con nào là kết quả của tái tổ hợp (trao đổi chéo) giữa hai gen, người con nào thì không? Giải thích.
b) Hiện nay, người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là bao nhiêu? Giải thích.

Bài 3: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người.
Xác suất để cặp vợ chồng thế hệ III sinh 4 khác trứng, trong đó có 1 con gái bệnh, 2 con trai bình thường là bao nhiêu?

Câu 4: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoá cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân:
a) Xác định kiểu gen của 3 và 4.
b) Nếu cá thể 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5 thì xác suất để đứa con này bị bệnh alkan niệu là bao nhiêu? Biết rằng bác sỹ xét nghiệm thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B.

Nhận xét

  1. Thầy ơi bài tập một cái chỗ " Vì P => F1: 1AA ; 2Aa ; 1aa " là " 1/4AA ; 2/4 Aa ; 1/4 âã ) thì xác xuất F1 không có alen gây bệnh là 1/4 chứ sao lại là 1/3 thưa thầy . em hơi thắc mắc..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo sơ đồ phả hệ thì II2 la bình thường nên phải có KG hoặc AA hoặc Aa. nên phải chọn lại không gian mẫu em à.

      Xóa
    2. Dạ em hiểu rồi, em cảm ơn thầy.

      Xóa
    3. II2 bthuong nhưng đã nhận alen a từ bố bị bệnh I1 nên phải có KG Aa, II3 cũng vậy. Làm sao có KG AA được

      Xóa
    4. II2 và II3 có kiểu gen Aa => III2 vẫn có thể có kiểu gen AA. Xác xuất ko mang alen gây bệnh là 1AA/(1AA+2Aa)=1/3

      Xóa
    5. Cho e hỏi ở bài 1 người ta bảo tính xx để người III 3 k mang gen gây bệnh trong sơ đồ đó là người con trai thì kq phải nhân thêm 1/2 =1/6 đúg k thầy

      Xóa
  2. Mong thầy có nhiều Bài tâp và câu hỏi lý thuyết theo phương pháp mới của năm 2016

    Trả lờiXóa
  3. Cho em hỏi bài số 2 ạ... em làm ra 5,56% @@ em nghĩ 2 lần sinh khác nhau nên:
    xs sinh con bình thường = 2/3x1/2=1/3
    => xs sinh con trai hoặc gái bt = 1/6
    => xs sinh trai, gái bt = 2C1x(1/6)^2 =1/18=0.0556
    ...
    Thầy ơi giải thích giúp em với ạ, khi nào mình lấy lại xs bố mẹ khi nào không ạ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên nhớ là XS chung bằng XS bố nhân XS mẹ sau đó nhân XS của các con. Dạng này có rất nhiều tài liệu viết nhầm.

      Xóa
  4. thầy ơi, ví dụ 2, xác suất để cả thể 1 có kg A_ là 3/4 và cá thể 2 có kg aa là 1/2 chứ thầy......vì bố mẹ của cá thể 1 là Aa x Aa còn bố mẹ cá thể 2 là Aa x aa. thầy giải thích giúp e với ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biện luận ta sẽ thấy bố và mẹ của (1) là: Aa nên: AaxAa→F1(1/4AA:2/4Aa:1/4aa).
      - (1) bị bệnh có thể là AA và Aa với tỉ lệ: 1/3 AA và 2/3 Aa.
      - (2) chắc cắn là :aa.
      - SĐL giữa (1) và (2):
      2/3 Aa x aa → 2/3( Aa x aa) → 2/3 ( 1/2 Aa: 1/2 aa) → 1/3 Aa: 1/3 aa.
      - - Xác suất sinh con trai = xác suất con gái= 1/2
      - Xác suất sinh con trai bình thường= xác suất sinh con gái bình thường = 1/2 . 1/3 = 1/6.
      - Xác suất sinh cả trai và gái đều không bị bệnh = 1/6 + 1/6 = 1/12

      Xóa
  5. Thầy cho em hỏi câu 3 vì sao KG của III1 và III3 lại có KG aa

    Trả lờiXóa
  6. thầy ơi ở bài 4, em thấy người bố, mẹ bình thường mà sinh ra con trai bệnh vậy nó cũng có khả năng là liên kết nst với giới tính đúng không ạ. tại em có làm vài bài tập lúc nó nằm trên thường, lúc trên nst giới tính. thầy giúp em

    Trả lờiXóa
  7. Thầy ơi thầy có thể giải ra bài 2 phần luyện tập thật chi tiết được không ạ? em làm bài đó không được ạ.

    Trả lờiXóa
  8. bài 2 bài tập tự luyện thầy hướng dẫn em được không ạ ???

    Trả lờiXóa
  9. THẦY ƠI THẦY CÓ PHƯƠNG PHÁP LÀM TOÁN XÃ XUẤT PHẢ HỆ VÀ PHÉP LAI KHÔNG Ạ?

    Trả lờiXóa
  10. THẦY ƠI THẦY CÓ PHƯƠNG PHÁP LÀM TOÁN XÃ XUẤT PHẢ HỆ VÀ PHÉP LAI KHÔNG Ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm tốt bài tập về Quy luật di truyền, di truyền phả hệ. Và nắm vững kiến thức toán xác suất ở lớp 11 là làm được em à.

      Xóa
  11. Bệnh Q do 1 alen lặn trên NST thường qui định, alen trội tương ứng qui định không bệnh, 1 người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy 1 người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q, xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh là bao nhiêu?
    Biết trong gia đình không ai khác bị bệnh. Giúp e với ạ :(

    Trả lờiXóa
  12. Thầy ơi cho em hỏi bài 3, tại sao lại 1/2 * 1/2 vậy ạ

    Trả lờiXóa
  13. thưa thầy, thầy giúp em bài tập này ah
    Ở người, một gen có 2 alen, alen A quy định ko bị bệnh P, alen a quy định bị bệnh P,gen này nằm trên NST thường.Gen khác có 2 alen, alen B quy định không bị bệnh Q, alen b quy định bệnh Q, gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử các kiểu gen và các giao tử đèu có sức sống như nhau, khả năg thụ tinh của các giao tử là như nhau
    a) Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía vợ có chị gái bị bệnh P, phái chồng có mẹ bị bệnh P, những người khác đều ko bị 2 bệnh trên.Đứa con đầu của họ ko bị bệnh P nhưng bị bệnh Q. Họ dự định sinh đứa con thứ 2 thì khả năng để đứa con đó là trai và ko bị cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?
    b)Một cặp vợ chồng khác có kiẻu gen của chồng AaXbY, của người vợ AaXBXb. Giả sử ở người chồng, quá trình giảm phân tạo giao tử, có 1% số tế bào sinh tinh chứa cặp NST mang cặp gen Aakhông phân ly trong giảm phân I, giảm phân II bình thường,cặp NST giới tính và các TB sinh tinh còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân của người vợ diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết:
    - Tỷ lệ giao tử mỗi loại ở người chồng,ở người vợ, số loại kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ kiểu gem cả cặp vợ chồng trên?
    - Xác suất sinh 1 người con trai mang bộ NST lưỡng bội và không bị cả 2 bệnh P và Q?

    Trả lờiXóa
  14. bộ sách 4 quyển bồi dưỡng học sinh giỏi 10, 11, 12 là tự luận hay trắc nghiệm vậy thầy. em cam ơn.

    Trả lờiXóa
  15. tôi muốn mua 1số quyển sách trên thì liên hệ như thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
  16. Thầy ơi cho em hỏi với ạ, có thể áp dụng cách giải bài tập quần thể vào giải bài tập di truyền phả hệ không ạ

    Trả lờiXóa
  17. Thầy ơi bài 4
    Xác suất của người bố là 2/3 ×2/3 ×1/3 chứ thầy . Giải thích hộ em với cảm ơn thầy nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi vì người chị (em) của người chồng (III) bị bệnh => bố mẹ của họ phải có kiểu gen Aa.

      Xóa
  18. bài 2: gen gây bệnh là gen trội. thì nguời số 1 có 2 kiếu với sx là 1/3AA : 2/3 Aa khi kết hôn với số 2 có KG là aa thì sx đề sinh ra một người con bình thường là 2/3 chứ thầy.
    vậy kết quả sinh ra 2 con cả trai và gái là 2/3 x2/3 x 1/2 x1/2 x 2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xác suất chung = xác suất bố nhân (x) với xác suất mẹ sau đó mới nhân tiếp với xác suất các con!

      Xóa
  19. thầy ơi câu 3 phần bài tập tự luyện làm như thế nào ạ?thầy giảng cho e đc ko ạ

    Trả lờiXóa
  20. Mình góp ý 1 chút ạ!. nếu sai mong bạn thông cảm. Tại sao trong hình vẽ của câu 1 phần ví dụ 1, bạn có nêu người số 4 là nam nhưng khi tính xác suất bạn lại không đưa xác suất để có người số 4 là con trai vào vậy?.

    Trả lờiXóa
  21. Thầy ơi khi nào mình giải như bài 2 bài nào mình giải bằng tổ hợp giao tử ạ

    Trả lờiXóa
  22. Thầy cho em hỏi với: giả sử bệnh do gen lặn và nằm trên NSt thường. Bố bị bệnh lấy mẹ bình thường sinh ra con gái và con trai đều bình thường => mẹ có kiểu gen A-, tại sao vậy. Em lại nghĩ mẹ chỉ có kiểu gen AA thôi vì nếu mẹ có kiểu gen thì sinh con ra bị bệnh mà bài không nói.

    Trả lờiXóa
  23. Thầy ơi giúp em với em có 1 thắc mắc là vì sao đối với gen được qui định trên nhiễm sắc thể hai gen 1/4AA và 2/4 Aa thì tỉ lệ sinh 2 người con ko bị bệnh ta lấy 3/4A_×3/4A_ còn khi nằm trên NST giới tính X có kết quả 1/4 X^A X^A 1/4 X^A X^a thì kết quả sinh hai con gái ko bị bệnh lại lấy 1/4 ×1/4 . Tại sao vậy ạ cũng là ko bị bệnh nhưng ko giống phần phía trên theo 2/4×2/4 thế ạ mong thầy trả lời

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g