Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Học dưới góc nhìn của khoa thần kinh

Lâu rồi đã muốn tìm hiểu hoạt động của thần kinh liên quan đến quá trình học tập. Nay nhận được bài viết từ trang hocthenao.vn xin phép được trích bài viết này cùng bạn đọc của Hải Blog's. Bài viết có nội dung như sau:

Kỹ thuật máy quét bằng cộng hưởng từ (scanner par résonnance magnétique nucléaire) cho phép quan sát não trong quá trình học và giúp cho thấy những kiến thức trình bày ở đây.

Kiến trúc não bộ đã sẳn sàng từ lúc chào đời.

Kiến trúc có nghĩa là một nhà trống nhưng cột kèo, sân gạch, phòng ốc, … sẳn sàng hết. Tiếp đến, trẻ nào cũng có nhu cầu phát triển và nhu cầu đó là một động lực đẩy các cháu … học. Sẳn phương tiện hay công cụ, lại có nhu cầu, hai cấu thành căn bản của sự học, từ đó, tiếp cận với tri thức nằm trong quá trình bình thường của mọi trẻ. Và đại đa số trẻ có tiềm năng thành công trong việc học.

Một cách ví von, nhiều bà mẹ lo lắng khi con họ chậm mọc răng, bác sĩ sẽ sẽ cười và bảo “các bà đã gặp trẻ nào, lúc ba tuổi mà hoàn toàn lợi trơn miệng trống, không có răng chưa?” - Mỗi trẻ có thời dụng biểu riêng của cháu. Ta kiên nhẫn chờ thôi. Học nói, học đọc, học viết, trong một chừng mực nào đó cũng thế.

Kiến trúc não bộ đã có sẳn. Trừ trường hợp hiếm hoi (trẻ bị dị tật), trẻ nào cũng ra đời với hệ «cấu trúc và giao thông» não bộ (architecture reliée hay connected) sẳn sàng hoạt động. Có vùng cho tập đọc, có vùng cho học toán, học âm nhạc…

Đối với trẻ, học là được kích thích để lập các dây liên hoàn nối các tế bào não với nhau và đưa cấu trúc vào sinh hoạt.

Khả năng co giản, thích ứng, … của não bộ rất lớn.

Chẳng những đã có sẳn, hệ thống não bộ rất dễ thích ứng uyển chuyển như một loại đất sét, ta nhào nặng thế nào cũng được. Khả năng này giúp trẻ tiếp thu cái mới một cách thần kỳ, như một tờ giấy thấm. Não của trẻ là một bộ nhớ mà hiện chưa có máy tính nào có thể cạnh tranh được. Tiềm năng của não rất lớn, khai thác tốt thì bất cứ trẻ nào cũng có thể trở thành một khoa học gia uyên bác.

Về sau, càng lớn tuổi, khả năng thích ứng kém hơn nhưng vẫn hiện hữu. Chính vì thế mà ta sẽ nói về thời điểm.

Có những thời điểm thuận tiện

Trước đó thì chưa phải lúc, sau đó thì thành trể – thành ngữ của Pháp: Avant l’heure, ce n’est pas l’heure. Après l’heure, ce n’est plus l’heure -

Thí dụ về cái trể hùng hồn nhất là khả năng ngôn ngữ: nếu một đứa trẻ bị cô lập từ lúc mới chào đời tới năm 6 tuổi chẳng hạn trường hợp trẻ bị bỏ rơi hay bị nhốt trong tủ, được nuôi nhưng không liên hệ với xã hội, bé sẽ học nói rất khó khăn hay là sẽ không thể nói sau đó.

Ứng dụng phổ thông nhất mà ai cũng trải nghiệm là tuổi để học đọc và học viết. Thông thường ở các nước trên thế giới, tuổi để vào lớp 1 là 6 tuổi vì các nghiên cứu cho thấy là lúc ấy dạy trẻ đọc và viết dễ nhất, nhanh nhất. Trẻ lại đủ «chín chắn» về tâm lý và sức khoẻ, để chấp nhận kỷ luật, nhất là về giờ giấc, của trường tiểu học. Học sớm thì thường phải trả giá đắt hơn, gây áp lực cho trẻ.

Có những "vận tốc" thích hợp :

15 phút mỗi lần hay hơn là nhiều giờ liên tiếp. Sự chú ý của não bộ, kể cả não bộ của người lớn, không thể duy trì liên tục trong một thời gian dài. Ngày xưa thì ta bảo 20 phút, nhưng thật ra, các scan gần đây cho biết chính xác là sau 15 phút thì não cần … giải trí, nếu không thì cũng xao nhãng, không tiếp tục hấp thụ thêm, hay hấp thụ thêm với một kết quả thấp hơn.

Áp dụng điều này vào sư phạm thì các chuyên viên giáo dục gợi ý các giáo viên thay đổi sinh hoạt, ngừng bài giảng một vài phút, hay ít nhất, cho các bài giảng ở Đại học, thì đổi giọng nói, cho vào một câu khôi hài, cho một ảnh đèn chiếu «lạ» hay «có vấn đề» để «đánh thức» sự chú ý của cử tọa.

Khi ôn bài để chuẩn bị thi, học sinh sinh viên cũng nên chú ý đến «luật» này để tổ chức thời gian ôn bài thi của mình xen kẻ với những sinh hoạt tay chân hay giải trí.

Có những phương thức tốt hơn, hữu hiệu hơn so với các phương thức khác.

Học, xong rồi đánh giá sự thu thập sau đó mới học tiếp có kết quả hơn là tiếp tục một quá trình học không đánh giá.

Thật vậy, trả lời cho một cuộc đánh giá giúp người đi học «ôn» bài, được khuyến khích khi được « điểm » cao, thấy khó chịu khi đánh giá cho kết quả xấu – cái khó chịu này sẽ là động cơ để tiếp tục học.

Nhiều nghiên cứu cho thấy là nếu chỉ kiểm tra định kỳ hai tháng một lần thì kết quả tiếp thu kém hơn là cho kiểm tra mỗi 15 ngày ở trường tiểu học, chẳng hạn.

Vai trò của giấc ngủ trong việc học?

Trong lĩnh vực này, nhiều người đã đưa ra những lý thuyết đủ loại (nhưng thông thường là chưa được kiểm chứng), những kinh nghiệm có khi áp dụng được cho vài trường hợp (học sinh ngữ trong lúc ngủ chẳng hạn, cũng hoàn toàn không cơ sở khoa học).

Tựu chung, khoa học về giấc ngủ hiện thời cho thấy là giấc ngủ, trong trạng thái ngủ mơ – tức là nhiều nhất ở phần thứ nhì mỗi đêm, lúc gần sáng, khoảng 90 phút mỗi đêm – khoa học về giấc ngủ cho thấy là trong lúc ngủ ta không học thêm được nhưng khi ngủ mơ, ta thu xếp dọn dẹp các « kiến thức » tiếp thu trong ngày, các « trí nhớ »… Nhờ thu dọn như thế, ta loại bỏ được những cái rườm rà, những cái ngoại vi, không cần thiết để củng cố trí nhớ tập trung vào các cơ sở, có lô gích và có kiến trúc. Thế có nghĩa là ngủ đủ giờ cần cho việc học vì ngủ giúp củng cố trí nhớ, cũng cố các tiếp thu. Bác sĩ nào cũng khuyên là phải bảo vệ giấc ngủ của trẻ đang tuổi đi học.

Ứng dụng trực tiếp là đêm trước khi đi thi, ta không nên thức trắng để cố học những điều chưa nắm vững. Trái lại, phải ngủ đủ giấc để tránh trường hợp bị “cái lổ hổng đen” – le trou noir – làm ta quên hết những điều đã ôn tập.

Ngoài sự tiếp tay của thần kinh học, để cho sự học có kết quả tốt, ta cũng đừng quên vài nguyên tắc căn bản của tâm lý giáo dục học

  • Trẻ chỉ học những gì có ý nghĩa với chúng. Nếu bắt chúng học những điều khác mà chúng không hiểu hay không thích là … nhồi sọ chứ không còn là học. Chúng sẽ quên rất nhanh những kiến thức hấp thụ bởi cách này.
Có ý nghĩa khác với thực dụng. Một điều xa vời cũng có thể thành gần gũi với trẻ khi giáo viên biết minh họa.

  • Trẻ cần vào cuộc, thành diễn viên của chính sự học của mình chứ không thụ động nghe thầy. Những phương pháp sư phạm tích cực hiệu quả hơn là vì thế. Trẻ cần kiến trúc cái hiểu biết mà cháu phải hấp thụ, biết phá vở tổng thể để ghép trở lại theo tuần tự mà cháu nắm được, kiến trúc riêng của cháu.
  • Trẻ cần chú ý mới học được nhưng không phải chỉ ra lệnh là chú ý của trẻ sẽ được tập trung. Giáo viên cần dùng đủ loại « kế » sư phạm để động viên và làm cho trẻ chú ý đến bài học – xin nhắc lại chú ý có giới hạn là 15 phút mỗi lần.
  • Kiến thức đã hấp thụ cần được thực hành, bổ sung, nhắc lại thường xuyên để làm cho sự hấp thụ thành vững chắc – lập đi lập lại là phương thức giáo dục cổ điển nhưng chưa lỗi thời – bài tập ứng dụng, thí nghiệm, đi thực tiển, … là vài ba phương thức thường dùng.

Tạm kết luận?

Não của trẻ là một cơ sở khởi đầu cần thiết đã sẳn sàng cho việc học. Cái cần thêm là làm sao trường học, giáo viên, phụ huynh, … góp phần vào để trẻ thực sự học. Giúp trẻ dùng khả năng của mình khám phá môi trường sống, hấp thụ những kiến thức căn bản để bươn chải trên đời, để sống với mọi người và để sống tốt.
Nguyễn Huỳnh Mai

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g