Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Trí nhớ của cô thủ thư thật tuyệt vời

Hãy tưởng tượng, bạn bước vào thư viện, cô thủ thư mỉm cười hỏi “em cần tìm sách gì?”. Bạn nói tên sách, cô ấy lại mỉm cười và chỉ cho bạn “nó ở kệ A, hàng 8, thuộc mục sách XYZ”. Bạn chỉ việc tới đó và tìm ra dễ dàng, rất đơn giản phải không nào. Lúc này những chỉ dẫn của cô thủ thư chính là “neo trí nhớ” giúp bạn tìm ra thông tin cần nhớ một cách hiệu quả (Nếu như sách không xếp vào giá sách theo danh mục hay nhãn thì chắc cô thư viện không thể nhớ quyển sách đó nó đang nằm ở đâu).


Và dưới đây là một hệ thống “neo trí nhớ” rất dễ dùng và thú vị. Nó được gọi là hệ số-hình. Đơn giản là bạn quy ước cho mỗi con số tương ứng với một hình ảnh nào đóng trông giông giống. Nếu mới làm quen với phương pháp này, thì bạn hãy sử dụng hệ dưới đây của mình nhé!

Đầu tiên, để thuộc hệ số-hình ta hãy cùng liên kết chúng lại thành một câu chuyện thú vị.


 Hãy hình dung:
Bạn cầm một cây nến sáng lung linh để… nướng vịt. Bị nướng nóng quá, con vịt không chịu nổi đành hối lộ cho bạn một trái tim bằng vàng. Bạn lên thuyền để cầu hôn một cô gái xinh đẹp bằng trái tim đó, không ngờ vừa cầm trái tim thì cô ấy hóa thành bà bầu. Bà bầu này đẻ ra một chú voi to đùng, không chịu làm gì mà suốt ngày chỉ … ném boomerang vào người tuyết đang cầm bóng bay. Do chú voi quá nghịch, nên người ta đã nhốt nó vào… một quả trứng.

Bây giờ hãy thử nhắm mắt lại, hình dung lại câu chuyện để xem xem bạn có còn nhớ 1 là gì? 2 là gì? 3 là gì? 4 là gì? 5 là gì? 6 là gì? 7 là gì? 8 là gì? 9 là gì? 0 là gì? Hãy đảm bảo là bạn thuộc hệ số-hình này trước khi đọc tiếp. Đây là bước nền tảng rất quan trọng, 10 hình này chính là những chiếc neo trí nhớ mà chúng ta sẽ sử dụng ngay bây giờ!


Đầu tiên, hãy khởi động với nhiệm vụ thuộc tên 10 loài động vật lạ ở rừng Amazon nhé. Chúng ta sẽ không dùng cách thông thường là… lẩm nhẩm cho tới khi thuộc. Mà đơn giản là khi đọc, hãy liên kết số thứ tự ở ngay cạnh với tên cũng như đặc điểm của con vật. Các liên kết, hình ảnh tạo ra càng hài hước, càng ngộ nghĩnh, càng thú vị, càng ấn tượng càng tốt.

Ví dụ số 1, hãy hình dung bạn dùng nến để nướng cá… vừa nướng được 1 phút thì nó teo quắt lại thành que tăm. Số 2, hãy hình dung một con vịt béo ú đang đi đêm, thì gặp một chú chim đang ăn mì tôm… nó liền lao tới xin một bát (ăn đêm có khác). Tương tự, bạn hãy làm với số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (số 10 có thể coi là 0). Sau đó bôi đen cột bên phải dưới đây để so sánh với mình nhé!

1. Cá tămdùng nến nướng , nướng được 1 phút thì cá teo thành… cái tăm
2. Chim ăn đêmvịt béo ú đi đêm, gặp chim đang ăn mì tôm, liền xin một bát (đúng là ăn đêm)
3. Sâu đầu lạckhi tình yêu nảy nở, hai con sâu hôn nhau và… đẻ ra một củ lạc
4. Ếch thủy tinhcon thuyền tới vùng biển có những nàng tiên… ếch, ngồi trên đống thủy tinh
5. Dơi bắt cábà bầu đang đi câu, được một bịch cá thì bị đàn dơi lao tới cướp mất
6. Thằn lằn chúacon voi có cái vòi hình… con thằn lằn, nên nó được cả loài voi tôn làm chúa
7. Kiến đạnmột con kiến rất lạ, ai mà trêu nó liền bắn ra đạn là những cái boomerang độc
8. Ếch phi tiêumột người tuyết có khả năng bắn phi tiêu, ai bị trúng liền hóa thành ếch 
9. Lươn điệndây quả bóng bay tự nhiên hóa thành lươn, bạn giật mình thả tay ra…
10. Gấu hút mật hoamột chú gấu cứ hút mật hoa phát nào là… đẻ trứng liền phát đó ^^!
Sau đó bạn hãy nhắm mắt vào, và thử liệt kê các con vật từ 1 tới hết, rồi ngược lại. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi khả năng nhớ của mình. Thậm chí bạn có thể nhớ được chính xác số mấy là con gì cơ.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nhớ danh sách các sự kiện, danh sách các đồ vật cần mua, số điện thoại, danh sách tên thầy cô, danh sách tên gia sư,...

Bài viết được đóng góp bởi Fususu, Quảng Văn Hải chỉnh sửa.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g