Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

10 lỗi thường mắc trong kỹ năng và thói quen học tập

Cách thức học tập ở mỗi cấp khác nhau chính là một thách thức đối với các bạn. Sau đây, tôi xin tổng kết những lỗi thông thường về kỹ năng và thói quen bạn thường mắc phải trong học tập và đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh lỗi đó. Về giải pháp các bạn cần xem loạt bài trong mục kỹ năng học tập.

1. Dễ phân tán

Đây là lỗi thường xảy ra với các bạn học sinh, và đa phần không tránh được. Nguyên nhân chính là do phong cách tiếp thu và cách học bài của các bạn. Theo điều tra ở  Mỹ  cho thấy có khoảng 63% người học tiếp thu bằng hình ảnh; nếu nghe giảng bằng ngôn ngữ  họ sẽ cảm thấy khó tiếp thu và chỉ sau 20 phút tập trung, não trái sẽ chùng xuống. Và điều gì xảy ra tại não phải? Phong cách tiếp thu nổi trội đã bắt đầu hoạt động. Đó là những cuốn phim liên tục xuất hiện ở não phải khiến bạn chìm đắm trong những tưởng tượng, suy nghĩ miên man. Để khắc phục nhược điểm này bạn cần rèn luyện khả năng tập trung trong quá trình học cho bản thân.

2. Kỹ năng ghi chép không tốt

Có nhiều học sinh và sinh viên không có kỹ năng cơ bản này. Cách ghi chép của người học bằng kênh nghe và kênh hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Do vậy phương pháp nghe giảng và ghi chép cần linh hoạt. Bạn nên luyện ghi chú bằng sơ đồ tư  duy sẽ khắc phục được vấn đề này

3. Kỹ năng quản lí thời gian kém

Nhiều học sinh trung học bị choáng ngợp bởi chương trình chính khóa và học thêm quá nặng. Nhiều sinh viên lại dành quá nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa. Các bạn có thể tính toán rất chi li khi mua một món đồ và cũng cần cân nhắc kỹ khi mua những cuốn sách về kỹ năng học tập hiệu quả, nhưng các bạn có bao giờ ngồi tính toán những giây phút trôi qua chưa. Giả sử, bạn sống đến 80 tuổi thì bạn sẽ có tài sản quỹ thời gian là 960 tháng, hoặc 4.160 tuần, 29.200  ngày, 700.800 giờ hoặc 42.048.000 phút. Các bạn hãy tính mình sống được bao nhiêu rồi

Quỹ thời gian học tập của bạn

Giải sử  bây giờ bạn 12 tuổi và tốt nghiệp đại học ở tuổi 24. Bạn còn 12 năm nữa để học, sau khi trừ đi thời gian ăn ngũ, đi lại, nghĩ ngơi. Mỗi ngày bạn dành thời gian học bình quân là 8 tiếng, bạn chỉ có 35.040 giờ hoặc 2.102.400 phút. Hãy tưởng tượng xem bạn đang lãng phí bao nhiêu thơi gian trong quỹ thời gian không lấy gì là lớn lắm đó.

4. Học vào phút chót

Nếu bạn dồn sức học vào những phút cuối cùng thì đều đó chẳng có tác dụng gì và bạn cũng chẳng thể nào thi tốt. Điều buộc bạn không tránh khỏi là bạn phải học thâu đêm. Cách tốt nhất: bạn cần thực hiện theo kế hoạch học tập mà bạn đã vạch ra.

5. Tính chần chừ

Bạn dốc sức vào phút cuối cùng là do bạn có tính chần chừ. Bạn cần luyện tập kỹ năng tập trung, nhất là loại bỏ được những yếu tố gây xao nhãng như trò chơi điện tử, hay các cuộc vui vẽ với bạn  bè nhiều điều hấp dẫn bạn như xem phim, nghe nhạc và tán gẫu. Hãy kiểm tra thử  xem mình có phải là người có tính chần chừ không nhé. Nếu có bạn hãy nhanh chóng loại bỏ tính chần chừ  đi nhé.

6. Không đọc kỹ đầu bài

Khi giáo viên đưa đầu bài và hướng dẫn cách làm bài, bạn nên đọc kỹ nội dung, theo cách hướng dẫn và gợi ý. Các bạn học bằng hình ảnh sẽ gặp khó khăn trong việc này vì ngay lập tức bạn chưa thể chuyển được những lời hướng dẫn sang hình ảnh tương ứng. Bạn sẽ cảm thầy khó hiểu được nội dung. Bạn cần lắng nghe hay ghi chép tóm tắc lại đầu bài và hướng dẫn. Bạn có thể chán nản và gặp khó khăn khi gặp bài khó, thậm chí là bị điểm kém nếu không đọc kỹ đầu bài.

7. Ngại học nhóm

Đến lớp bạn có cảm giác ngại ghi chép; nghĩ học ở nhà, bạn thường mượn vở người khác để chép lại. Đây sẽ là một nguyên nhân khiến bạn không hiểu bài. Giải pháp cho bạn là hãy cùng học nhóm với các bạn khác để dễ hiểu bài hơn, nhất là kỳ thi đang tới. Đây là một hình thức chưa mấy quen thuộc đối với học sinh Việt Nam nên các bạn cần làm quen và khắc phục.

8. Đam mê internet

Hãy nói xem một ngày bạn dùng bao nhiêu thời gian trên mạng để "chát" hay buôn chuyện điện thoại với bạn bè. Một số sinh viên đại học quá ỷ lại vào việc kiếm thông tin trên mạng. Tất nhiên tiện ích mà internet mang lại thì không ai phủ nhận được, nhưng chuyện gì xảy ra nếu bạn đương đầu với những thông tin không đảm bảo. Hãy luôn xác định lại nguông thông tin mà bạn tìm được thông qua một nguồn gốc khác.

9. Học vẹt

Thật không may là nhiều bạn đã có thói quen học vẹt mà không hiểu được bản chất của vấn đề. Điều này có nguyên do từ  cách học hồi nhỏ của bạn: học thuộc lòng để trả lời bài. Bạn sẽ quên hết ngay sau khi thi và không nắm được bản chất vấn đề. Điều đó cũng là một nguyên nhân khiến tư  duy của bạn không phát triển. Hãy xem trong các cuộc thi, bao nhiêu bạn thường có câu trả lời theo sách vở. Khi bạn không nắm chắt bài, bạn sẽ không có tư  duy sáng tạo và bài làm chỉ là sao chép ý tưởng, đạo văn bắt chước. Lời khuyên là hãy  sử  dụng phương pháp học tập hiệu quả.

10. Chưa chủ động tìm sự giúp đỡ

Bạn thông minh thì tốt rồi! Nhưng bạn có chắt mình có khả năng hiểu biết hết vấn đề không? Dù bạn có thông minh đến đâu thì cách tư duy của bạn cũng có điểm hạn chế, đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn trong học tập. Đừng e ngại tìm sự giúp đỡ bên ngoài. Giáo viên sẽ luôn luôn sẵn lòng giúp khi bạn đưa ra những thắt mắc vì chưa hiểu bài hay chưa giải được bài đó. Khi bạn đã chủ động hoặc nhờ sự  giúp đỡ của bố mẹ mà không giải quyết được vấn đề, sao bạn không nghĩ mình còn có bao nhiêu giải pháp khác: bạn bè trong lớp sẽ là nguồn trợ giảng phong phú nhất, học nhóm, câu lạc bộ, và các giáo viên bạn đang học thêm. Điều quan trọng là bạn phải dũng cảm hỏi người khác và không sợ người khác biết mình dốt.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g