Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Đề thi thử sinh học 2022 - Sở GD&ĐT Hưng Yên

 


Câu 81: Vật chất di truyền của virut Sars CoV 2 có bản chất là

   A. ADN mạch kép.           B. ARN mạch đơn.           C. ADN mạch đơn.          D. ARN mạch kép.

Câu 82: Các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa sinh thái là

   A. hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

   B. tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

   C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

   D. làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản.

Câu 83: Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit đóng vai trò là

   A. enzim nối.                    B. tế bào cho.                    C. thể truyền.                   D. tế bào nhận.

Câu 84: Trong cùng một khu vực địa lí thường có sự hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái. Đặc điểm của quá trình này là

   A. sự hình thành loài mới luôn xảy ra nhanh chóng.

   B. không có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

   C. sự tích lũy các đột biến nhỏ trong quá trình tiến hóa.

   D. chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.

Câu 85: Bệnh di truyền ở người do đột biến số lượng NST gây ra là

   A. bệnh máu khó đông.                                              B. bệnh phêninkêto niệu.

   C. hội chứng Đao.                                                      D. hội chứng tiếng mèo kêu.

Câu 86: Hiện tượng các cá thể thuộc các loài khác nhau không giao phối được vì cơ quan sinh sản không tương hợp là đặc điểm thuộc về

   A. cách lí địa lí.                 B. cách li cơ học.              C. cách li sinh thái.           D. cách li tập tính.

Câu 87: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nơi mà enzime ARN polimerase bám vào và khởi đầu phiên mã là

   A. gen Lac A.                   B. vùng vận hành.             C. vùng khởi động.          D. gen Lac Z.

Câu 88: Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là

   A. quần thể.                      B. hệ sinh thái.                  C. quần tụ.                        D. quần xã.

Câu 89: Phép lai giữa một cả thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với một cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là

   A. lai cải tiến.                    B. lai thuận nghịch.           C. lai phân tích.                D. lai khác dòng.

Câu 90: Ở một loài thực vật,  biết 1 cặp gen quy định    1 cặp tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí

thuyết, phép lai AaBb X AaBb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

   A. 6: 3: 3: 1.                      B. 1: 1: 1: 1.                      C. 9: 3: 3: 1.                      D. 3: 3: 1: 1.

Câu 91: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường

   A. xuyên qua tế bào chất của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.

   B. đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.

   C. con đường tế bào chất và con đường gian bào.

   D. qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.

Câu 92: Hiện tượng tự tỉa thưa gặp ở các cây keo được trồng trên đồi quả mau (một số cây chết khô xen giữa những cây sống khỏe mạnh). Đây là kết quả của

   A. sâu bệnh phá hại cây trồng.                                   B. dinh dưỡng của đất bị cạn kiệt.

   C. cạnh tranh giữa các loài.                                        D. cạnh tranh trong một loài.

Câu 93: Ở Việt Nam, muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao. Đây là kiểu biến động

   A. theo chu kì nhiều năm.                                          B. theo chu kì ngày đêm.

   C. theo chu kì mùa.                                                    D. không theo chu kì.

Câu 94: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chung về các cặp gen đang xét?

   A. AABBDd.                   B. AaBBDD.                    C. aabbdd.                        D. aaBbdd.

Câu 95: Loại axit nucleic không có liên kết hiđrô trong cấu trúc là

   A. ADN.                           B. rARN.                          C. mARN.                        D. tARN.

Câu 96: Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc. Hiện tượng này gặp do tác động của

   A. các yếu tố ngẫu nhiên.                                           B. giao phối không ngẫu nhiên.

   C. di - nhập gen.                                                         D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 97: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định được gọi là

   A. tần số kiểu gen.            B. tần số alen.                   C. hợp tử.                         D. vốn gen.

Câu 98: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp

   A. tự thụ phấn.                 B. lai kinh tế.                    C. lai khác dòng.              D. lai phân tích.

Câu 99: Theo học thuyết Đacuyn, trong tự nhiên cơ chế của sự tiến hóa chính là quá trình

   A. đột biến nhiễm sắc thể.                                          B. thay đổi tập quán hoạt động.

   C. hình thành kiểu gen thích nghi.                             D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 100: Trong các thành tựu dưới đây, số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là

(1) Giống lúa lùn IR22.                       (2)        Tạo giống chuối tam bội.        (3) Tạo cừu Đôly.

(4) Tạo giống lúa gạo "vàng".             (5)        Tạo giống dâu tằm tứ bội.

   A. 3.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 101: Trong trường hợp gen liên kết hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab}\text{Dd}$  giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, loại giao tử có kiểu gen AB d chiếm tỉ lệ

   A. 75%.                             B. 25%.                             C. 12,5%.                         D. 50%.

Câu 102: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:

- Phép lai thuận: P: hoa đỏ  × hoa trắng F1: 100% hoa trắng.

- Phép lai nghịch: P: hoa trắng × hoa đỏ F1: 100% hoa đỏ.

Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

   A. 100% cây hoa đỏ.                                                  B. 100% cây hoa trắng.

   C. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.                   D. 75% cây hoa trắng : 25% cây hoa đỏ.

Câu 103: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 599 cây thân cao và 201 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen đồng hợp tử trên tổng số cây thân cao ở F1 là

   A. 1/4.                               B. 1/3.                               C. 2/3.                               D. 3/4.

Câu 104: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?

   A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).                     B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).

   C. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).                 D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 105: Dạng đột biến điểm không làm thay đổi số lượng nuclêôtit và số liên kết hiđrô của gen là

   A. thay cặp A - T bằng cặp T - A.                              B. thay cặp G - X bằng cặp A - T.

   C. thêm cập A - T.                                                      D. mất cặp G - X.

Câu 106: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?

   A. $\text{Aa}Bb\times \text{Aa}Bb$.                                                       B. $\frac{Ab}{aB}\times \frac{Ab}{aB}$.

   C. $\text{Aa}{{X}^{B}}{{X}^{B}}\times \text{Aa}{{\text{X}}^{b}}\text{Y}$.                                              D. $\text{Aa}{{X}^{b}}{{X}^{b}}\times \text{Aa}{{\text{X}}^{b}}\text{Y}$.   

Câu 107: Loài động vật có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể là

   A. giun đốt.                       B. châu chấu.                    C. cá chép.                        D. lợn.

Câu 108: Dạng đột biến NST dẫn tới làm thay đổi cấu trúc của NST là

   A. mất đoạn.                     B. thể đa bội.                    C. đột biến điểm.              D. thể một nhiễm.

Câu 109: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3’…AAAXAATGGGGA…5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn ADN này là

   A. 3’... UUUGUUAXXXXU...5’.                            B. 5’... UUUGUUAXXXXU...3’.

   C. 3’... TTTGTTAXXXXT...5’.                                 D. 5’... TTTGTTAXXXXT...3’.

Câu 110: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?

I. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn phôi.

II. Hô hấp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

III. Phân giải kị khí gồm chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.

IV. Quá trình hô hấp có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải khí O2.

   A. 4.                                  B. 3.                                  C. 1.                                  D. 2.

Câu 111: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

   B. Kết thúc của tiến hóa lớn làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

   C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.

   D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 112: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị giữa A và B là 30%. Ở phép lai $\frac{AB}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}\times \frac{Ab}{ab}{{X}^{D}}Y$, theo lí thuyết thì kiểu hình aabbD- ở đời con chiếm tỉ lệ

   A. 1,875%.                        B. 5,625% .                       C. 13,125%.                     D. 4,375%.

Câu 113: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen 0,30AA + 0,60Aa + 0,10 aa = 1. Xác định thành phần kiểu gen ở thế hệ F1.

   A. 0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa.                               B. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.

   C. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.                               D. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.

Câu 114: Giả sử ở cà chua, alen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết giao tử của thể tứ bội là giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh tạo thế hệ sau có sức sống và hữu thụ. Cho các phép lai sau:

(1). P: AAAa X Aaaa;           (2). P:   AAAa X AAAa;   (3). P: Aaaa X Aaaa;

(4). P: Aaaa X AAaa;            (5). P:   aaaa X AAaa;        (6)   P: AAAa X AAaa.

Số phép lai ở thế hệ F1 có sự phân tính (xuất hiện cả cây quả đỏ và cả cây quả vàng) là

   A. 3.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 115: Ở một loài thực vật, cho giao phấn hai cây (P) đều dị hợp về 2 cặp gen thu được F1. Ở đời con F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 9%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây phù hợp với phép lai trên?

   A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 40%.

   B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 18%.

   C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.

   D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 36%.

Câu 116: Một gen có 2400 nuclêôtit và có 2850 liên kết hiđrô. Xảy ra đột biến thay thế một cặp A - T thành một cặp G - X, gen đột biến có số lượng từng loại nuclêôtit là

   A. A=T=749; G=X=451.                                           B. A=T=748; G=X=452.

   C. A=T=451; G=X=749.                                           D. A=T=452; G=X=748.

Câu 117: Alen B1 ở vùng nhân của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm thành alen B2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Alen B1 và alen B2 có thể có số lượng nuclêôtit bằng hoặc hơn kém nhau 2 nucleotit.

II. Nếu protein do alen B2 quy định có chức năng thay đổi so với protein do alen B1 quy định thì cơ thể mang alen B2 có thể gọi là thể đột biến.

III. Chuỗi polipeptit do alen B1 và chuỗi polipeptit do alen B2 quy định tổng hợp có thể hoàn toàn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự axit amin.

IV. Phân tử protein do alen B2 quy định tổng hợp có thể mất chức năng.

   A. 1.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 118: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Quá trình giảm phân có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST mang cặp gen Dd trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại giao tử ABDd được tạo ra với tỉ lệ là

   A. 2,5%.                            B. 25%.                             C. 1,25%.                         D. 10%.

Câu 119: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng, ở người bệnh X do một trong hai gen lặn a hoặc b quy định; kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai gen gây sẩy thai. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

I.      Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ (9) và chồng (10) là 5/12.

II.      Có thể xác định được kiểu gen của tối đa 4 người trong phả hệ (không tính các trường hợp sẩy thai).

III.      Người phụ nữ (1) có kiểu gen đồng hợp.

Cặp vợ (9) và chồng (10) sinh con chắc chắn bị bệnh X.

   A. 4.                                  B. 2.                                  C. 1.                                  D. 3.

Câu 120: Ớ một loài động vật, cho lai cặp bố mẹ thuần chủng tương phản khác nhau về 2 cặp tính trạng thu được đời con F1 đồng loạt lông đen, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau, ở F2 xuất hiện kết quả như sau: Giới cái: 72 con lông đen, tai dài; 56 con lông vàng, tại dài.

Giới đực: 37 con lông đen, tai dài; 35 con lông đen, tai ngắn; 29 con lông vàng, tai ngắn: 27 con lông vàng, tai dài.

Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen quy định. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau.

II. Hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số 40%.

III. Ở F2 có 36 loại kiểu gen.

IV. Ở F2 có 8 loại kiểu hình.

V. Nếu cho các con đực lông đen, tai ngắn và các con cái lông đen, tai dài ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ con cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen thu được ở đời con là 1/648.

   A. 1.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 2.

Tải file word Đề thi thử 2022 - Sở GD_ĐT Hưng Yên

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g