Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Hai con đường hô hấp ở thực vật - Chu trình Crep

 Tùy theo điều kiện môi trường đầy đủ hay thiếu oxi phân tử mà quá trình hô hấp có thể xảy ra theo con đường phân giải hiếu khí hay phân giải kị khí. Nhưng gia đoạn đầu của quá trình hô hấp của 2 con đường điều giống nhau đó là đường đường phân, ở giai đoạn này xảy ra ở chất nền của ti thể và không cần oxi. 
Trong giai đoạn đường phân, đầu tiên sử dụng 2 phân tử ATP để hoạt hóa  và chuyển phân tử glucozo thành Fructozo 1,6-điphotphat
  • Glucozo + 2ATP → Fructozo 1,6-diphotphat
 Phân tử Fructozo 1,6-diphotphat hoạt động mạnh mẽ hoăn và dưới xúc tác của enzim, Fructozo 1,6-diphotphat được phân giải thành hai phân tử đường 3 cacbon là glixeraldehit-3-3photphat (G3P).
  • Fructozo 1,6-diphotphat → G3P
 Mỗi hợp chất G3P bị oxi hóa loại đi một đôi nguyên tử hidro và tạo thành axit piruvic và giải phóng 2 phân tử ATP. Tế bào dùng nguyên tử hidro để biến NAD+ thành NADH. 

Như vậy tự 1 phân tử glucozo qua giai đoạn đường phân đã sử dụng 2ATP ( để hoạt hóa glucozo ban đầu) và tạo ra 4ATP, 2NADH và 2 axit piruvic

Con đường hô hấp kị khí (hay yếm khí)

Tiếp theo, nếu trong điều kiện kị khí (thiếu O2) như rễ cây bị ngập úng thì con dường dẫn truyền hiro bị ức chế và việc cung cấp NAD+ ban đầu của tế bào nhanh chóng dùng hết. Khi điều này xảy ra thì NADH thường nhường hiro để hình thành hoặc axit lactic hoặc rượu etilic tùy thuộc vào loại hô hấp kị khí nào xảy ra. Nhờ đó giải phóng NAD+ nhựng lại làm mất năng lượng đáng kể. Hô hấp kị khí (hay yếm khí) là một quá trình lãng ophis và tế bào chỉ thu được khoảng 2% năng lượng sẵn dự trữ trong phân tử glucozo. Riêng tế bào kị khí dùng glucozo nhiều gấp 19 lần tế bào hiếu khí để tiến hành cùng một loại công việc và giải phóng lượng lớn axit lactic hay rượu etylic dưới dạng sản phẩm thừa.

Con đường hô hấp hiếu khí

Trong điều kiện có oxi thì axit piruvic được phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O. Con đường biến đỗi này được nhà hóa sinh học Crep (người Anh) tìm ra trong nghiên cứu mô cơ học của chim bồ câu và năm 1937. Chu trình này được gọi là chu trình axit xitric (còn gọi là chu trình Crep hay chu trình axit tricacboxilic), vì axit xitric là một chất trung gian quan trọng. Gai đoạn hô hấp hiếu khí có thể được tóm tắt như sau:

Đầu tiên, một phân tử khí cacbonic (CO2) bị loại khỏi axit piruvic và một đôi nguyên tử hiro được dẫn truyền để tổng hợp NADH. Phần còn lại là đoạn 2 cacbon (CH3CO) gọi là nhóm axetyl hay etanoyl. Nhóm này kết hợp với phân tử hữu cơ thuộc họ vitamin gọi là coenzim A (CoA) tạo nên một chất có tầm quan trọng là axetyl-CoA.
  • Axit piruvic → Axetyl Co-A + CO2
Hợp chất axetyl-CoA trực tiếp vào chu trình Crep, cụ thể là axetyl-CoA sẽ chuyển nhóm axetil 2-cacbon cho phân tử 4 cacbon có tên là oxaloaxetic để tạo nên axit xitric.

  • Axetyl-CoA + Oxaloaxetic → Axit Xitric
Các bước còn lại trong chu trình Crep là phân giải từng bước phân tử 6 cacbon axit xitric cho đến khi hình thành lại axit oxaloaxetic để tế bào sẵn sàng lạp lại chu trình với một phân tử axetyl-CoA khác. Một số bước trong chu trình sử dụng nước trong khi đó một số bước lại giải phóng khi CO2. Ở một điểm trong chu trình, ATP được tổng hợp bở một phân tử đi kèm trong khi đó một nơi khác nào đó một số nguyên tử hidro nào đó được tách ra và chuyển cho các phân tử chất mang. Tế bào thường dùng NAD+ nhưng ở một số bước trong chu trình thì nó được thay bằng một chất mang khác gọi là FAD (flavin andenin dinucleotit). 

Nói chung chu trình Crep dùng 8 phân tử nước và thu 8 phân tử NADH cùng 2 phân tử FADH 2 phân tử ATP khi tế bào phân giải hoàn toàn một phân tử glucozo. Cũng cần lưu ý rằng mỗi phân tử glucozo qua đường phân đã tạo ra 2 axit piruvic để tham gia vào chu trình Crep.

Tiếp theo, các sản phẩm tring gian NADH và FADH được tạo ra ở đường phân và chu trình Crep sẽ đi vao chuỗi truyền eleactron với sự tham gia của oxi tạo thành ATP (Trong chuỗi truyền eleactron 1NADH sẽ giải phóng ra 3 ATP và 1FADH sẽ giải phóng 2ATP)

Các bạn có thể xem sơ đồ rút gọn của toàn bộ con đường hô hấp hiếu khí ở hình sau: 

Tóm lại: con đường hô hấp yếm khí gồm có 2 giai đoạn là đường phân và len men; còn hô hấp hiếu khí có 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền eleactron.

Cũng lưu ý rằng axetyl-CoA có khả năng kết nối nhiều con đường trao đổi chất khác nhau. Phụ thuộc vào môi trường sống, tế bào dùng axetyl Co-A như một đơn vị nhỏ để xây dựng cấu trúc hóa học lớn hơn, cung cấp một phổ rộng các hợp chất cabon cần cho tế bào. Mặt khác khi thiếu năng  lượng, axit amin từ protein và axit béo từ lipit có thể bị phân giải để cung cấp axetyl-CoA dùng trong hô hấp.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g