30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Bài tập di truyền học quần thể ngẫu phối trong trương hợp một gen có 2 alen nằm trên NST thường không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa (đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên,…)
Công thức cần nhớ
Gọi p là tần số alen A; q là tần số alen a.
* Một quần tể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi cấu trúc di truyền thỏa mãn biểu thức: $P^2AA + 2pqAa + q^2aa=1$
* Khi quần thể cân bằng di truyền :
- Nếu biết tỉ lệ kiểu gen aa (hoặc kiểu hình lặn) là $f_{aa}$ ta có : $f_{aa}$ = $q_a^2$ = $\sqrt {f_{aa}}$ ; ${{p}_{A}}=1-{{q}_{a}}$.
- Nếu biết kiểu hình trội, ta sẽ tính được kiểu hình lặn = 1 – tỉ lệ kiểu hình trội => $q_a$ = $\sqrt {f_{aa}}$ ; $p_a = 1-q_a$.
- Nếu biết kiểu gen AA là $f_{AA}$ ta có : $f_{aa} = p_A^2$ => $P_A$ = $\sqrt{f_{AA}}$ ; ${q}_{a}=1-{p}_{A}$.
- Nếu biết tỉ lệ kiểu gen Aa là $f_{Aa}$ ta có : $f_{Aa}=1pq$ ; $p_A+q_a=1$ . Khi đó $p_A$ và $q_a$ là 2 nghiệm của phương trình : $x^2-x+\frac{1}{2}f_{Aa}=0$.
* Từ đó tính được tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể : $f_{AA} = p_A^2$ ;$f_{aa}=q_a^2$ ; $f_{Aa}=2p_Aq_a$
Bài tập vận dụng :
Dưới đây là 10 bài tập trắc nghiệm về quần thể ngẫu phối các em tự giải sau đó so đáp án ở cuối bài nhé (Đây chỉ là những bài cơ bản nên đừng bỏ qua để tiếp tục giải các dạng bài tập về quần thể ngầu phối khó hơn).
1. Một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, gen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây hoa đỏ ; 25% cây hoa vàng. Tần số tương đối của alen A, a trong quần thể là :
A. 0,4A và 0,6a
B. 0,5A và 0,5a
C. 0,6A và 0,4a
D. 0,2A và 0,8a
2. Một quần thể ngẫu phối có tần số alen là A = 0,8, a = 0,2. Ở trạng thái cân bằng di truyền, quần thể này có cấu trúc di truyền :
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
B. 0,4AA : 0,32Aa : 0,64aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
3. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền ?
A. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
D. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa
4. Trong một huyện có 400.000 dân, nếu thống kê được 160 người bị bệnh bạch tạng (bệnh do gen a nằm trên NST thường quuy định). Xác định hai vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng trong quần thể này là bao nhiêu ?
A. 0,00038
B. 0,038
C. 0,25
D. 0,98
5. Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10.000 cá thể, trong đó có 100 cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là :
A. 900
B. 9900
C. 8100
D. 1800
6. Trong quần thể rắn hổ mang ngẫu phối gồm 2000 con, độc tính của nọc được quy định bởi một cặp gen nằm trên NST thường. Các gen này có quan hệ trội lặn không hoàn toàn. Quần thể này có 100 cá thể đồng hợp tử về alen t (nọc của gen tt không độc), 800 cá thể dị hợp tử có kiểu gen Tt (nọc của gen này có tính độc trung bình) và 1100 cá thể đồng hợp tử về gen T (nọc của gen TT độc gây chết). Giả sử không có đột biến và di nhập gen, sau một thế hệ nếu quần thể này có 5000 cá thể, thì số rắn có nọc độc là bao nhiêu ?
A. 3750
B. 4688
C. 3600
D. 4900
7. Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong quần thể người cứ 100 người bình thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh thì xác suất sinh được đứa con trai bình thường là bao nhiêu ?
A. 0,999975
B. 0,89875
C. 0,4999875
D. 0,49875
8. Một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác xuất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là :
A. 1/18
B. 2/8
C. 5/18
D. 4/8
9. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen (A, a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỷ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là :
A. 3,75%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 56,25%
10. Một quần thể có 2 alen A - quản đỏ ; a – quả vàng. Quần thể ban đầu có quả vàng chiếm 20%. Sau 1 thế hệ ngẫu phối người ta thấy số cá thể quả vàng chiếm 9%. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,4
B. 0,3
C. 0,2
D. 0,1
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Đáp án
|
B
|
D
|
C
|
A
|
D
|
B
|
C
|
C
|
C
|
C
|
hay
Trả lờiXóaThưa thầy câu 7 giải như thế nào ạ.
Trả lờiXóaCâu này tương tự bài tập ở sách giáo khoa.
XóaEm tính nó ra toàn xấp sỉ không à ad ơi 😑😑
Trả lờiXóaGhi cả bài giải để dễ trao đổi em nhé.
Xóacâu 9 giải ntn v ạ
Trả lờiXóacau 9 giải ntn v thầy
Trả lờiXóaCâu 12. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau th́ì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Trả lờiXóaNhờ anh lấy tỷ lệ AA và Aa của P cho em với
câu 10 là áp dụng công thức nào ạ?
Trả lờiXóaTheo đề:
Xóa* P = dAA + hAa + raa; Với r=0,2
* P ngẫu phối => F1 cân bằng di truyền; mà đề cho aa = 0,09 => tần số alen a = 0,3.
Mà ta biết tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ nếu không có xảy ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Vậy dựa vào P và F1 thì tần số alen a = 0,3 = r + h/2
=> h = 0,2 (kiểu gen dị hợp (Aa) ở P = h = 0,2
Vậy chọn đáp án C.
câu 4 giải ntn ạ
Trả lờiXóa