Đột biến số lượng NST
Đột biến số lượng nhiếm sắc thể (NST) là những biến đổi về số lượng của NST xảy ra ở 1, một số cặp NST hoặc ở tất cả các cặp NST.
Đột biến cấu trúc NST
1. Đột biến lệch bội
a. Khái niệm và các dạng đột biến lệch bội
- Đột biến lệch bội là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST (hay nói cách khác một hay một số cặp NST bị thừa hay thiếu 1 hay một vài chiếc).
- Bình thường trong tế bào NST tồn tại thành từng cặp nhưng nếu một cặp nào bị mất một chiếc còn lại một chiếc còn gọi là thể một nhiễm; một cặp nào đó có thêm một chiếc gọi là thể ba nhiễm.
b. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội
Do sự rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST không phân ly.* Sự không phân ly của một hoặc một số cặp NST trong giảm phân
- Tạo ra giao tử thừa hay thiếu một vài NST, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra các thể lệch bội.
Ví dụ: Một cặp NST không phân ly trong giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử gồm: 1 giao tử thừa 1 NST (n+1) và 1 giao tử thiếu 1 NST (n-1). Sự kết hợp của giao tử này với giao tử bình thường (n), tạo hợp tử (2n+1) hoặc (2n-1).
- Sự không phân ly có thể xảy ra ở cặp NST thường hoặc cặp NST giới tính.
* Đột biến lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) ở giai đoạn sớm của phôi làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.- Sự không phân ly có thể xảy ra ở cặp NST thường hoặc cặp NST giới tính.
c. Hậu quả
Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp NST làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hoặc làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
- Ở người, đột biến lệch bội có thể xảy ra trên NST thường hay NST giới tính.
- Xảy ra ở các cặp NST thường gây nên một số hội chứng như: hội chứng Patau (có 3 NST số 13), hội chứng Edward (có 3 NST số 18), hội chứng Đao (3 NST số 21).
- Xảy ra ở cặp NST giới tính: hội chứng 3X (XXX), hội chứng Klinefelter (XXY), hội chứng Turner (XO), hội chứng Jacop XYY).
- Ở thực vật cũng thường gặp thể lệch bội, đặc biệt ở chi lúa, chi cà (cà độc dược có 12 thể ba ở 12 cặp NST tương đồng tạo nên 12 dạng quả khác nhau).
d. Ý nghĩa
- Đột biến lệch bội cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Có thể sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
2. Đột biến đa bội
Dựa vào nguồn gốc trong tế bào và cơ chế hình thành đa bội người ta chia thành 2 dạng: tự đa bội và dị đa bội.
a. Tự đa bội (đa bội cùng nguồn)
* Khái niệm
- Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài (lớn hơn 2n); Có 2 dạng đột biến tự đa bội là đa bội ẻ 3n, 5n,...và đa bội chẵn 4n, 6n,...
- Các NST trong tế bào của thể tự đa bội thuộc cùng một loài nên các NST sắp xếp thành n nhóm, mỗi nhóm có thể 3, 4, 5...NST tương đồng.
* Cơ chế phát sinh đột biến tự đa bội
Do trong quá trình phân bào, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân ly vì thoi phân bào không hình thành làm cho tế bào có bộ NST tăng lên gấp đôi:
- Sự không phân ly xảy ra trong nguyên phân: 1 tế bào 2b tạo ra 1 tế bào 4n. Nếu xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo ra thể tứ bội (4n); Nếu xảy ra trên đỉnh sinh trưởng của 1 cành sẽ tạo cành tứ bội trên cây lưỡng bội.
- Sự không phân ly NST xảy ra trong giảm phân sẽ tạo ra giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử lưỡng bội (2n) với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử 3n, phát triển thành thể tam bội; Sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội (2n) với nhau sẽ tạo thành hợp tử 4n, phát triển thành thể tứ bộ (4n).
b. Dị đa bội (đa bội khác nguồn)
* Khái niệm
- Đột biến dị đa bội là dạng đột biến làm tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào.
- Các NST trong tế bào thuộc hai loài khác nhau, chúng sắp xếp thành các cặp NST tương đồng khác nhau của hai loài.
* Cơ chế phát sinh đột biến dị đa bội
Do lai xa kết hợp với đa bội hóa, có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài mới ở nhiều loài thực vật có hoa.
Ví dụ:
- Cây cải Raphano-Bassica (thể sông nhị bội có bộ NST 18R + 18B) là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa giữa loài cải củ (Raphanus, 2n=18R) và loài cải bắp (Brassica, 2n=18B).
- Lúa mì trồng lục bội (Triticum aestivum, 6n=42, ký hiệu AABBDD) là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa của 3 loài lúa mì lưỡng bội hoang dại (Tricium monococcum, 2n=14, ký hiệu AA; Aegilops speltoides, 2n=14, ký hiệu BB và Aegilops squarrosa, 2n=14, ký hiệu DD).
3. Đa bội thể trong tự nhiên (Tích hợp hậu quả và ý nghĩa của đột biến đa bội)
- Ở thực vật: đa bội thể là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp ở hầu hết các nhóm cây.
- Tế bào của thể đa bội to, hàm lượng ADN tăng lên gấp bội.
- Có quan sinh dưỡng to, phát triển tốt, chống chịu tốt.
- Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường; các giống cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho thường là thể tự đa bội lẻ.
- Các thể tự đa bội chẵn hoặc di đa bội có thể tạo thành giống mới, rất có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
- Ở động vật: hiện tượng đa bội thể rất hiếm xảy ra ở các động vật giao phối vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản; có thể gặp ở các loài lưỡng tính như giun đất hay các loài trinh sản như bọ cánh cứng...; Ngày nay người ta có thể tạo được thể đa bội (4n) ở dâu tằm.
thầy cho em hỏi phép lai nào sau đây có thể thu được 4 dòng thuần chủng
Trả lờiXóaAaa *aaa AAaa *Aa AAaa * AAaa Aaa *Aaa
nhờ thầy nói rõ giùm em
Em viết kết quả kiểu gen của từng phép lai. Xem phép lai nào cho đời con có đủ 4 loại kiểu hình thuần chủng (Kiểu gen mang các alen giống nhau). Thuần chủng có thể là: AA, aa, AAA, aaa, AAAA, aaaa,...
Xóaem không hiểu đề của bạn cho lắm! có nghĩa là trong 4 phép lai trên, phép lai nào sẽ xuất hiện 4 dòng thuần khác nhau hở thầy? chứ không nhất thiết phải toàn là dòng thuần không có dị hợp?
Xóaý em là miễn sao có 4 dòng thuần là được phải ko thầy?
XóaXin thầy cho e 1 vd về đột biến nst ở thực vật được ko ah ( nguyên nhân và hậu quả của nó) e cảm ơn thầy
Trả lờiXóaTrong bài đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST có chi tiết rồi mà em.
XóaThầy ơi sao em không tham gia được edmodo của thầy ạ ?
Trả lờiXóaHiện tại hệ thống đã tự động khóa, vài hôm nữa thầy sẽ mở lại, em theo dõi đăng ký nha.
XóaHàng fake nè thầy ơi, ban Ip đi.
XóaThầy ơi nếu đb lệch bội ko xảy ra ở giai đoạn sớm của hợp tử, nhưng xảy ra trog nguyên phân của tb sinh dưỡng cũng hình thành thể khảm đúng ko ạ?
Trả lờiXóaKhi đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng ở một cơ quan hay bộ phận nào đó và biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể khảm
XóaThầy ơi bệnh đao ỏ người có được coi là một thể đột biến hay k. Thầy ns rõ giúp em
Trả lờiXóaThể đột biến là cơ thể mang đột biến và đã biểu hiện ra kiểu hình. Vậy bệnh ĐAO là thể đột biến.
Xóathầy cho em hỏi thế nào thể song nhị bội? thể song nhị bội phát sinh như thế nào
Trả lờiXóaEm xem sơ đồ 6-3, trang 29 SGK sinh học 12 cơ bản!
XóaThầy ơi.phương pháp nào để phát hiện cá thể mang đột biến số lượng NST Ạ
Trả lờiXóaThầy ơi.phương pháp nào để phát hiện cá thể mang đột biến số lượng NST Ạ
Trả lờiXóaQuan sát và đếm số lượng NST bằng kính hiển vi
XóaThầy ơi, cho em hỏi đột biết thể dị bội có di truyền được không?tại sao? Em cám ơn thầy ạ.
Trả lờiXóathầy cho em hỏi nếu đột biến xảy ra thì có bn NST ở thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm ạ
Trả lờiXóaEm cảm ơn thầy ạ
cơ chế xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào?
Trả lờiXóagiải thích tại sao tỉ lệ sinh giứa con trai và con gái là 1:1?
em chào thầy ạ ,thầy cho em hỏi 'làm thế nào để xác định một tính trạng do gen nằm trên nst thường,nst giới tính hay gen trong tb chất quy định
Trả lờiXóaem chào thầy ạ ,thầy cho em hỏi 'làm thế nào để xác định một tính trạng do gen nằm trên nst thường,nst giới tính hay gen trong tb chất quy định
Trả lờiXóacho em hỏi cây tam nhiễm (2n+1) sẽ cho ra giao tử gì vậy thầy? em seach google vẫn không có ai đề cập đến!
Trả lờiXóaThầy cho em hỏi trong lệch bội ở nguyên phân có trường hợp nào mà tạo ra thể 2n+2 ko thầy
Trả lờiXóaThầy ơi, thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi này được không ạ? Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp NST Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình sẽ tạo ra mấy loại giao tử, kể tên, biết rằng tế bào có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb, Dd và Aa, Dd giảm phân bình thường?
Trả lờiXóaCon cảm ơn thầy nhiều ạ
thầy cho em hỏi là e muốn gây đột biến đa bội trên 1 mô cơ quan của cơ thể động vật đã trưởng thnahf được k ạ? và nếu được thì cơ thể sẽ phản ứng như thế nào với nó? và k được thì sẽ như thế nào khi ta tiến hành gây đa bội ạ? e cảm ơn và mong thầy sớm trả lời giúp e
Trả lờiXóaThầy cho em hỏi : vì sao đôt biến đa bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn tb lưỡng bội ?
Trả lờiXóaThầy ơi. Thế độtt biến lập đoạn chuyển đoạn xảy ra ở quá trình nào ạ
Trả lờiXóaThầy ơi xho em hỏi :ở trường hợp đột biến (2n-1) có mấy trường hợp và trường hợp nào nguy hiểm hơn ?
Trả lờiXóathầy ơi cho em hỏi giao tử có bộ NST là 2n hay n
Trả lờiXóaNếu cơ thể lưỡng bồi (2n) giảm phân bình thường thì sẽ cho giao tử đơn bội (n). Còn giảm phân không bình thường thì có thể có bộ NST khác. Hoặc cây tứ bội (4n) giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử lưỡng bội (2n). Câu hỏi của em không cụ thể nên không có câu trả lời thỏa đáng được. Những ý trên chỉ giúp rm thảm khảo!
Xóathể khảm là gì vậy thầy?
Trả lờiXóacho hình hay nói rõ hơn về thể khảm đi thầy
Trả lờiXóaCái này SGK có nói rõ rồi mà em.
Xóathầy ơi cho em hỏi tác hại của đột biến số lượng NST là gì ? nêu ví dụ cụ thể ạ
Trả lờiXóa