Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Các cấp tổ chức của thế giới sống

Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển?
Câu 3. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Câu 4. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

  • Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa.
  • Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
  • Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.

Câu 2: Các khái niệm khái quát về mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển

  • Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
  • Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.
  • Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
  • Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
  • Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định.
  • Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.
  • Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.
  • Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng.
Câu 3: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì:
  • Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
  • Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị…
Câu 4: Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như sau:
  • Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
  • Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.

Nhận xét

  1. Thưa thầy, cho em hỏi vì sao mà cấp nhỏ nhất của thế giới sống là phân tử mà không phải là nguyên tử ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vì nguyên tử không bị phân chia nhỏ hơn qua phản ứng hóa học

      Xóa
  2. Bạn unknown nhỏ nhất là nguyên tử. SGK sinh 10 bài đầu tiên đã có rồi.

    Trả lờiXóa
  3. thầy cho em hỏi đặc điểm nào của các cấp tổ chức sống là quan trọng nhất ? vì sao ?

    Trả lờiXóa
  4. thầy cho em hỏi đặc điểm nào của các cấp tổ chức sống là quan trọng nhất ? vì sao ?

    Trả lờiXóa
  5. Thầy có thể giải cho em câu hỏi này không ạ?
    Tìm hiểu về đa dạng của các cấp tổ chức từ cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái?
    Em cảm ơn thầy ạ

    Trả lờiXóa
  6. thưa thấy cho em hỏi là tại sao lại có sự phân chia như này ạ??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để phân chia (hay phân loại) thì người ta dựa vào một số căn cứ nào đó. Ví dụ như phân chia con người thành đàn ông và đàng bà,... hay chia thành trẻ con, thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành, người già,...

      Xóa
  7. Thầy có thể cho em xin một vài ví dụ về quan hệ thứ bật của quần xã, quần thể và hệ sinh thái không ạ??

    Trả lờiXóa
  8. Thưa thầy thầy có thể cho em hỏi và xin 1 vài ví dụ về các đặc điểm nổi trội của quan hệ thứ bật của quần thể, quần xã và hệ sinh thái không ạ??

    Trả lờiXóa
  9. Thầy ơi giải thích giúp e là tại sao cấp dưới là nền tảng cho cấp trên và cấp trên lại có những điểm mà cấp dưới k có ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đặc tính nỗi trội đó em. Em đọc lại sách giáo khoa nhé. Phần này trong sách GK SH 10 nói rắt rõ.

      Xóa
  10. Cho em hỏi.nếu cấp dưới làm nền tảng cho cấp trên. Thì thầy giúp e giải thích vì sao cơ thể lại làm nền tảng cho quần thể. Và Quần thể có những gì nổi trội hơn cấp dưới k ạ?

    Trả lờiXóa
  11. Thưa thầy các cấp tổ chức sống khác với các cấp tổ chức trung gian như thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
  12. Thưa thầy tại sao thế giới sống lại đc phân chia thành các cấp cơ bản ạ?

    Trả lờiXóa
  13. Thưa thầy tại sao thế giới sống lại đc phân chia thành các cấp cơ bản vậy?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g