Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Đề thi thử môn sinh học - Đại Học Vinh - lần 3

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học lần 3 của trường THPT Chuyên Đại Học Vinh năm 2017.

Câu 1: Cho các bước:
(1) Trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử hữu cơ.
(2) Các đại phân tử hữu cơ tương tác hình thành tế bào sơ khai.
(3) Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các vật chất vô cơ.
Quá trình hình thành sống đầu tiên trên Trái đất diễn ra theo trình tự
A. (2) → (1) →(3).
B. (3) → (2) → (1).
C. (3) → (1) → (2).
D. (1) → (2) → (3).
Câu 2: Gen quy định nhóm máu ở người gồm 3 alen: IA, IB, IO. Trong trường hợp biết nhóm máu của bố, mẹ sẽ xác định được kiểu gen của bố, mẹ nếu con có nhóm máu
A. AB
B. A
C. O
D. B
Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?
A. Kiểu tăng trưởng.
B. Nhóm tuổi.
C. Thành phần loài.
D. Mật độ cá thể.
Câu 4: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể.
B. cá thể, quần thể.
C. cá thể.
D. tất cả các cấp tổ chức sống.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?
A. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
D. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
Câu 6: Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều
A. đàn gà rừng.
B. các loài sò sống trong phù sa.
C. các loài sâu trên tán cây rừng.
D. cây thông trong rừng.
Câu 7: Các sinh vật trong quần xã phân bố
A. theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
B. đồng đều và theo nhóm.
C. ngẫu nhiên và đồng đều.
D. theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.
Câu 8: Quan sát quá trình phân chia của một tế bào thực vật

Kết thúc quá trình trên hình thành
A. thể ngũ bội và thể tam bội.
B. tế bào lệch bội (2n+1) và tế bào lệch bội (2n-1).
C. thể lệch bội (2n+1) và thể lệch bội (2n-1).
D. tế bào ngũ bội và tế bào tam bội.
Câu 9: Trong quá trình làm tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời của tế bào tinh hoàn châu chấu, dung dịch oocxêin axêtic 4-5% có vai trò
A. loại bỏ chất nguyên sinh trong tế bào.
B. nhuộm màu nhiễm sắc thể.
C. cố định nhiễm sắc thể.
D. tách rời các nhiễm sắc thể.
Câu 10: Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không xuất hiện mèo đực tam thể.
B. Những con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen đồng hợp.
C. Ở mèo cái, mèo tam thể thường xuất hiện với tỉ lệ lớn.
D. Cho mèo đực lông hung giao phối với mèo cái lông đen, đời con chắc chắn xuất hiện mèo tam thể.
Câu 11: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Sau bao nhiêu thế hệ tỉ lệ kiểu gen Aa giảm còn 6,25%?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 8.
Câu 12: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?
A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
B. Phân giải prôtêin.
C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
D. Cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?
A. Ribôxôm cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau.
B. Được cấu tạo từ ARN và prôtêin histon.
C. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.
D. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.
Câu 14: Phương pháp nào sau đây giúp thu được sản lượng cây trồng đạt hiệu quả cao và bền vững nhất?
A. Trồng một giống cây có năng suất cao trong điều kiện tự nhiên.
B. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong điều kiện tự nhiên.
C. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong nhà kính.
D. Trồng một giống cây có năng suất cao trong nhà kính.
Câu 15: Tính trạng có mức phản ứng rộng là
A. những tính trạng phụ thuộc vào giống.
B. những tính trạng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
C. những tính trạng phụ thuộc nhiều vào kiểu gen.
D. những tính trạng mà sự biểu hiện do yếu tố nhiệt độ quy định.
Câu 16: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ
A. hỗ trợ.
B. cạnh tranh.
C. cộng sinh.
D. hợp tác.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tác động đa hiệu của gen?
A. Gen tác động đa hiệu chủ yếu gặp ở thực vật.
B. Nhiều gen cùng quy định một tính trạng.
C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
D. Sản phẩm của gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
Câu 18:

Hình trên mô tả bệnh nhân bị
A. hội chứng Đao.
B. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
C. bệnh máu khó đông.
D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 19: Ở một loài động vật, xét một tính trạng do một gen gồm hai alen R và r quy định. Các quần thể thuộc loài này T có số lượng các cá thể như sau:

Có bao nhiêu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 1.
Câu 20: Đặc điểm di truyền của bệnh mù màu đỏ và xanh lục là
A. tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau.
B. mẹ bình thường có thể sinh con trai bị bệnh.
C. khi cả bố và mẹ bình thường thì chắc chắn sinh con trai bình thường.
D. bố bị bệnh chắc chắn sinh con trai bị bệnh.
Câu 21: Cho các đặc điểm:
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’P trên mạch gốc.
(2) Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tháo xoắn phân tử ADN.
(3) Mã mở đầu trên mARN mã hóa axit amin mêtiônin.
(4) Gen được mã hóa liên tục.
(5) Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về vật chất và cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 22: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường, có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 17%. Cho ruồi giấm cái thân xám, cánh dài giao phối với ruồi giấm đực thân xám, cánh dài thu được đời con F1 có kết quả phân li kiểu hình là
A. 250 con thân xám, cánh dài; 75 con thân xám, cánh cụt; 75 con thân đen, cánh dài.
B. 17 con thân xám, cánh dài; 83 con thân xám, cánh cụt; 83 con thân đen, cánh dài; 217 con thân đen, cánh cụt.
C. 100 con thân xám, cánh dài; 200 con thân xám, cánh cụt; 100 con thân đen, cánh dài.
D. 283 con thân xám, cánh dài; 17 con thân xám, cánh cụt; 17 con thân đen, cánh dài; 83 con thân đen, cánh cụt.
Câu 23: Cho các nhận xét sau:
(1) Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.
(2) Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.
(3) Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.
(4) Là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 24: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?
A. Savan.
B. Rừng rụng lá ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đồng cỏ ôn đới.
Câu 25: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau. 
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?
(1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
(2) Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.
(3) Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.
(4) Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 26: Để tổng hợp insulin bằng công nghệ gen, người ta gắn gen quy định tổng hợp insulin của người vào plasmit của vi khuẩn tạo ADN tái tổ hợp. Sau đó cho ADN tái tổ hợp xâm nhập vào vi khuẩn E. coỉi và nhờ sự nhân lên của vi khuẩn E. coli để tạo ra số lượng lớn sản phẩm. Có bao nhiêu kết luận đúng về quá trình trên?
(1) Phân tử ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn E. coỉi.
(2) Sau khi ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coỉi thì gen quy định tổng hợp insulin tách ra và nhân lên độc lập.
(3) Phân tử ADN tái tổ hợp cài xen vào hệ gen vùng nhân của vi khuẩn E. coỉi.
(4) Sản phẩm thu được sau khi nuôi cấy vi khuẩn E. coỉi là số lượng lớn các phân tử ADN tái tổ hợp.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 27: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

Ở một loài sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit amin: Pro – Arg – Lys – Thr. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit trên là
A. 3’ GGG TXT AAT TXG 5’.
B. 3’ GGA TXT AAT TGX 5’.
C. 5’ GGA TXX TTT TXG 3’.
D. 5’ XGT TTT TXT GGG 3’.
Câu 28: Cho các đặc điểm:
(1) Diễn ra trong một thời gian dài.
(2) Hình thành loài mới một cách nhanh chóng.
(3) Trải qua các dạng trung gian chuyển tiếp.
(4) Thường xảy ra ở các loài thực vật.
(5) Có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa khác.
Những đặc điểm về sự hình thành loài bằng cách li sinh thái là
A. (1), (3), (4).
B. (1), (3), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (3), (4).
Câu 29: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen có mặt alen B biểu hiện kiểu hình lông đen; alen A át chế sự biểu hiện kiểu hình của alen B và b; khi không có mặt cả hai alen A và B biểu hiện kiểu hình lông vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 2.
Câu 30: Có bao nhiêu nhận xét đúng về diễn thế nguyên sinh?
(1) Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y.
(2) Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể giảm dần.
(3) Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
(4) Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 31: Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2.
(2) Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
(3) Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường tổng hợp phân bón hóa học.
(4) Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
(5) Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông ...
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 32: Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi →Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại.
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.
(2) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(3) Cá ép sống bám cá lớn.
(4) Cú và chồn.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi.
A. (2) → (3) → (5) →(4) → (1).
B. (2) → (1) → (5) → (3) → (4).
C. (2) → (3) → (5) → (1) → (4).
D. (3) → (2) → (5) → (1) → (4).
Câu 33: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về di – nhập gen?
(1) Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
(2) Thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước nhỏ.
(3) Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
(4) Thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 34: Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?
Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
B. Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
C. Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài.
D. Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.
Câu 35: Ở một loài động vật, xét hai gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau; mỗi gen có hai alen và
quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phối với nhau thu được F1. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có 6 kiểu hình. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có tối đa bao nhiêu phép lai ở F1 thỏa mãn?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 36: Ở một loài động vật, xét hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Mỗi gen gồm hai alen và quy định một tính trạng. Alen trội là trội hoàn toàn, nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một giới với tần số bất kì. Cho hai cá thể dị hợp tử về hai cặp gen giao phối với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1.
Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 37: Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ thu được F1 toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 718 cây thân cao, quả đỏ; 241 cây thân cao, quả vàng; 236 cây thân thấp, quả đỏ; 80 cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Cho hai cây F2 có kiểu hình khác nhau về hai tính trạng giao phấn với nhau. Có tối đa bao nhiêu phép lai mà đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. 6.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 38: Cho sơ đồ phả hệ:

Có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng II-4 và II-5 là 41,67%.
(2) Có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen trong phả hệ trên.
(3) Người phụ nữ II-3 kết hôn với người bị mắc hai bệnh G và H, các con của họ có thể có tối đa 3 kiểu hình.
(4) Gen quy định bệnh G và H là gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 39: Hai quần thể chuột đồng (I và II) có kích thước lớn. Alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông nâu. Quần thể I gồm toàn bộ các cá thể lông xám thuần chủng, quần thể II gồm toàn bộ các cá thể lông nâu thuần chủng. Tỉ lệ nhập cư từ quần thể I vào quần thể II là 1%/năm. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Sau bao nhiêu năm tần số alen A trong quần thể II đạt 2,9%?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 40: Ở một loài động vật, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX; con đực có cặp nhiễm sắc thể
giới tính là XY; tất cả các cặp nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau. Số loại giao tử tối đa mà loài có thể tạo ra là 384. Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 2n = 14.
B. 2n = 16.
C. 2n = 8.
D. 2n = 18.

Nhận xét

  1. cho em hỏi một câu ngoài lề!!khi chọn lọc đào thải kiểu hình lặn!mà lại trong quần thể tự thụ thì làm sao để tính tỉ lệ kiểu hình ở những thế hệ sau ,,như f3 f4. nhanh đưọc vậy ạ,,

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g