Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Dạy học tương tác trực tuyến với Oppia

Thầy cô cũng đã từng nghe bài giảng tương tác hay thậm chí đã đã từng thiết kế bài giảng tương tác để cung cấp cho học sinh của mình một chuyên đề nào đó. Bài giảng tương tác có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với bài giảng đơn thuần bằng ebook hay viedo. Để xây dựng bài giảng tương tác thầy cố có thể sử dụng các phần miền hỗ trợ như Lecture Maker hay Adobe Presenter. Nhưng nếu sử dụng phần mền trên để trạo bài giảng tương tác thì thầy cô cần nơi để chia sẽ (chia sẽ qua usb, đĩa cd, Vcd hay ổ cứng hoặc cần công cụ lưu trữ trực tuyến (hosting) để chia sẽ bài giảng đến học sinh của mình.

Thực tế tôi không phủ nhận những giá trị mà bài giảng tương tác được tạo ra từ các phần mềm trên, ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu thêm đến thầy cô một công cụ có thể tạo ra bài giảng tương tác trực tuyến miễn phí đó là hệ thống oppia.org. Hệ thống oppia được một nhóm kỹ sư đang làm việc cho google tạo ra (nghe nói là họ làm vào thời gian rãnh rỗi).

Trước hết thầy cô xem một bài giảng tương tác mà tôi đã tạo ra trên hệ thống oppia: bài tương tác môn sinh học thiết kế bằng oppia.
Sau khi xem xong thầy cô có quyết định nên thiết kế một số bài giảng tương tác để chia sẽ cho học sinh của mình hay không. Nếu có hãy xem hướng dẫn đăng ký tài khoản và hướng dẫn thiết kế bài giảng trên oppia ở phần bên dưới.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản Oppia

Bước 1: Đăng nhập vào trang chủ oppia.org và làm theo hướng dẫn




Thầy cô click vào Create an Oppoa account. Oppia sẽ yêu cầu thầy cô nhập tài khoản của google để đăng nhập, sau khi nhập tên và mật khẩu chủa tài khoản goolge (gmail) sẽ chuyển sang trang tiếp theo (Lưu ý: nếu máy tính của thầy cô đang đăng nhập tài khoản gogle thì hệ thống sẽ chuyển qua bước 2 luôn).

Bước 2: Xác nhận sử dụng email google để tạo tài khoản trên oppia

Thầy cô chọn một đánh dấu chọn vào tài khoản email để tạo tài khoản trên oppia. sau đó click vào Cho phép

Bước 3: Tạo tên cho tài khoản trên Oppia



Hệ thống Oppia chuyển sang trang có vẽ giống như trang chủ ban đầu nhưng không phải đâu nhé, thầy cô xem kỹ và click vào Create an exploration. Hệ thống sẽ chuyển sang như hình bên dưới:


Nhập tên tài khoản và check như hình ở trên, sau đó click vào Submit and start contributing. Đợi hệ thống một tí sẽ chuyển sang trang như hình bên dưới:


Màng hình này xuất hiện đồng nghĩa với việc thầy cô đã đăng ký thành công tài khoản trên Oppia.org. Trên khung hình trên cột bên trái là các lĩnh vực thầy cô có thể chọn để xem bài giảng đã được cộng đồng tạo ra sẽ hiển thị ở cột bên phải tương ứng. Ví dụ như hiện tại (có thể cột bên phải thay đổi theo thời gian nên có thể khác) tôi chọn lĩnh vực là Biology  cột bên phải hiển thị các bài giảng tương tác về lĩnh vực Biology, ở đó có bài tương tác tên: Bài tập về cấu trúc ADN mà tôi vừa tạo trong vài ngày trước.

Xem thêm video hướng dẫn sử dụng Oppia.org

Bài sau tôi sẽ hướng dẫn cho quý thầy cô cách tạo một bài giảng tương tác bằng tài khoản Oppia mà thầy cô vừa đăng ký.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g