Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Tương quan giữa số lượng các loại nuclêôtit của ADN (hay gen) với số liên kết hiđrô, liên kết hóa trị:

Dựa vào cấu trúc không gian của gen (hay ADN) theo mô hình của Watson và F. Crick thì khi biết số nuclêôtit từng loại trong gen (hay ADN) ta sẽ tính được tổng số liên kết hiđrô trong gen. Còn liên kết cộng hóa trị thì có thể tính được ngay khi bạn chỉ biết tổng số nuclêôtit của gen nhưng ở đây mình đưa vào chung một mục là để các bạn có thể hiểu hơn về 2 loại liên kết cơ bản trong phân tử ADN (hay gen). Bài này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách giải dạng bài tập sinh học về phương pháp tính tổng số liên kết hiđrô và tổng số liên kết hóa trị trong ADN (hay gen).

Cần nhớ:

Mỗi phân tử ADN (hay gen) gồm có 2 chuỗi pôlinuclêôtit , và có các liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị như sau:
- Nuclêôtit loại A mạch này liên kết với nuclêôtit loại T mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại (T mạch này liên kết với A mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô).
- Nuclêôtit loại G mạch này liên kết với nuclêôtit loại X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại (X mạch này liên kết với G mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô).
- Trong mỗi nuclêôtit (đơn phân của ADN) có một liên kết hóa trị giữa đường và gốc photphat ($H_3PO_4$).
- Giữa các nuclêôtit (các đơn phân) liên kết với nhau bằng liên cộng hóa trị để tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.

Công thức:

Gọi Y là số liên kết cộng hóa trị trong ADN (hay gen) ta có:
- Số liên kết hóa trị nỗi giữa các nuclêôtit: Y = N-2
- Số liên kết hóa trị giữa axit và đường là: Y = 2N-2
Goi H là tổng số liên kết hiđrô của ADN (hay gen) ta có:
H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X

Bài tập vận dụng:


* Một gen có 300 nuclêôtit loại A và có G = 40% tổng số nuclêôtit. Sử dụng để trả lời từ câu {<1>} đến câu {<3>}.
1. Số liên kết hóa trị giữa axit và đường của gen là:
A. 2998
B. 5998
C. 5999
D. 4220
2. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit và số liên kết hiđrô của gen lần lượt là:
A. 5998 và 3600
B. 5998 và 4200
C. 2998 và 4200
D. 3000 và 4200
3. Khối lượng của gen là:
A. 126.103 đvC
B. 9.104 đvC
C. 45.103 đvC
D. 9.105 đvC
* Tổng liên kết hiđrô và liên kết hóa trị của một gen là 6448, trong đó số liên kết hiđrô nhiều hơn liên kết hóa trị là 452 liên kết. Sử dụng dữ kiên trên để trả lời từ câu {<4>} đến câu {<5>}:
4. Gen có chiều dài là:
A. 5100 ăngstron
B. 4080 ăngstron
C. 3060 ăngstron
D. 2040 ăngstron
5. Số liên kết hidrô mỗi loại trong gen là:
A. A=T=1200; G=X=300
B. A=T=900; G=X=600
C. A=T=450; G=X=1050
D. A=T=1050; G=X=450
* Mạch đơn gen cấu trúc có 1799 liên kết hóa trị giữa axit và đường, có 2350 liên kết hidrô. Sử dụng dữ kiên trên trả lời từ câu {<6>} đến câu {<8>}:
6. Số chu kì xoắn của gen là:
A. 60
B. 90
C. 120
D. 180
7. Số nuclêôtit mỗi loại của gen:
A. A=T=550 ; G=X=350
B. A=T=1100 ; G=X=700
C. A=T=350 ; G=X=550
D. A=T=350; G=X=850
8. Chiều dài của gen là:
A. 4080 ăngstron
B. 3060 ăngstron
C. 5100 ăngstron
D. 6120 ăngstron
* Gen có 2184 liên kết hiđrô và có hiệu số nucleotit loại G với nuclêôtit khác bằng 20%. Sử dụng dữ kiến trên trả lời từ câu {<9>} đến câu {<10>}
9. Chiều dài gen là:
A. 2856 ăngstron
B. 3366 ăngstron
C. 2244 ăngstron
D. 5712 ăngstron
10. Số nucleotit từng loại là:
A. A=T=363 ; G=X=477
B. A=T=366 ; G=X=504
C. A=T=504; G=X=366
D. A=T=672 ; G=X=1008
11. Gen dài 3417 ăngstron có sô liên kết hiđrô giữa G và X bằng số liên kết hiđrô giữa A và T. Số nuclêôtit từng loại của gen là:
A. A=T=402; G=X=603
B. A=T=G=X=402
C. A=T=603 ; G=X=402
D. A=T=603 ; G=X=1809
12. Một gen chứa 3900 liên kết hiđrô và tổng hai loại nuclêôtit bằng 60%. Số nuclêôtit của gen là:
A. 3000
B. 3250
C. 1500
D. A hoặc B
Ban đầu bạn hãy giải cẩn thận những bài tập sinh học mình đã cho ở  trên, khi đã quen bạn có thể nhận dạng và giải nhanh các bài tập sinh học tương tự thuộc dạng trên. Trong quá trình giải các bài liên quan nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay với mình ở khung phản hồi, mình sẽ trả lời hỗ trợ thêm các bạn.

Nhận xét

  1. thay oi...sao khong co chuyen de nao ve bai tap lien quan den protein và dich mã zậy ạk?

    Trả lờiXóa
  2. thay oi..giup e bai nay voi...
    mot RBX truot het 2/3 chieu daj của mARN mat 60s(khong tính mã ket thuc).
    thoi gjan tinh tu lúc bắt dau dịch mã den khj tổng hop duoc aa thứ 5 là 3s...quá trình dich mã 1 lan tren mARN đó có 6% tARN tham gja 10 lan; 5% tARN tham gja 6 lan; so còn laj tham gja 1 lan.tỉ le này khong tinh cho aa mở dau.
    1.tính van toc cua RBX
    2. chieu dai cua mARN
    3. thoi gjan can thiet de 1 RBX dich ma xong mot chuoi p.p
    4.so tARN tham gja dich ma?
    sao e tính cái ý cuối nó không ra. thay huong dan cho e vớj

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạng bài tập này không ra đề trong thời gian gần đây! Tuy nhiên khi có thời gian mình sẽ viết bài tập dạng này để các bạn tham khảo.

      Xóa
  3. Thầy ơi cho e hỏi câu 12 chọn câu gì vậy thầy

    Trả lờiXóa
  4. Thầy ơi tại sao H = 2A + 3G = 2T + 2X , vậy 3G = 2X hả thầy?
    Và N là gì ạ ?
    Em cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  5. H=2A+3G=2A+2G+G=N+G.
    vì N=2A+2G. N là tổng số nu.

    Trả lờiXóa
  6. Thầy ơi, câu này tính sao vậy Thầy. 1 phân tử ADN có hiệu số giữa nu A với nu khác là 10%. Tính số nu mỗi loại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sử dụng NTBS %A + %G = 50% (1); %A - %G = 10% (2). Từ (1) và (2) sẽ tính được tỉ lệ % từng loại Nu => Từ đó sẽ tính được số lượng từng loại Nu.

      Xóa
  7. giúp em giải bài này với ạ
    2 gen đều có số liên kết H là 2760
    gen 1 có 840A
    gen 2 có 480A
    cho biết gen nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu

    Trả lờiXóa
  8. dễ mà bạn:
    gen1:2A+3G=2760 mà A=840-->G=360 nên N=2A+2G=2400(nu)
    -->>L=N/2*3.4=4080(A*)
    gen2:2A+3G=2760 mà A=480-->G=600 nên N=2A+2G=2160(nu)
    -->>L=N/2*3.4=3672(A*)
    ===>gen1 dài hơn gen 2

    Trả lờiXóa
  9. Giai dum em bai tap nay duoc khong a?
    Mot phan tu ADN mach kep co so nu loai G chiem 20% va co 3600 adenin. Tong lien ket hidro cua ADN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sử dụng nguyên tắc bổ sung (NTBS): %A + %G = 50%; dữ liệu đề ra A = 3600 => Tính được A = T= ? và G = X =?. Từ đó dùng công thức tính liên kết hidro: H = 2A + 3G =?.

      Xóa
  10. Thầy ơi, thầy giải giúp em bài tập nai với ạ.
    thế hệ xuất phat của một quần thể tự phối có kiểu gen là 0,1AABB:0,2Aabb:0,4AaBB:0,3aaBB. theo lý thuyết tỉ tính lệ KG ở thế hệ F3 ?em cam on thay a.

    Trả lờiXóa
  11. thay ơi, gúp e giải bài này với a.e thấy có bạn hỏi thầy rồi nhưng e mong thầy giải chi tiết giúp e vơi
    đề thi hs giỏi e vừa thi xong mà câu này e chưa làm đc
    gen B có tỉ lệ A/G = 1/2, đột biến thành gen b. gen b ngắn hơn geb B 3,4 angtrong nhưng lk hidro 2 gen van bang nhau.khi cặp gen Bb tự nhân đôi 2 lần mt đã cc 3549 nu các loại,
    a. Số nu mỗi loại của gen
    b. ĐB đã làm tăng bao nhiêu % số khinh nếu gen B là trội ko hoàn toàn so với gen b

    Trả lờiXóa
  12. Nhờ Thầy chỉ giùm bài tập:
    Khi tổ hợp ngẫu nhiên 20 loại axit amin có thể tạo ra bao nhiêu loai chuỗi polipeptit có chiều dài 102 A có cấu trúc bậc 1 khác nhau?
    Cám ơn Thầy.

    Trả lờiXóa
  13. Nhờ Thầy chỉ giùm bài tập:
    Khi tổ hợp ngẫu nhiên 20 loại axit amin có thể tạo ra bao nhiêu loai chuỗi polipeptit có chiều dài 102 A có cấu trúc bậc 1 khác nhau?
    Cám ơn Thầy.

    Trả lờiXóa
  14. Thầy ơi giúp em dạng này với :
    " Trong phân tử ADN có 78.10^4 liên kết Hydro và Nucleotid A = 20% tổng số nu cỉa ADB. ADN trên đó tái bản một số đợt và môi trường nội bào đó cung cấp 84.10^4 A tự do."
    1. Tính chiều dài của Adn
    2. Số lượng mỗi loại nu của gen
    3.số đợt tự sao của ADN.

    Em cảm ơn thầy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em xem các công thức: N/2 = %A + %G; H = 2A + 3G để tính N,
      a. Có N ta tính L.
      b. Có N có %A ta tính được A, T, G, X (N=2A + 2G)
      c. Có N, tính tổng Nmt = N(2^x - 1) => Tính x chính là số lần tự sao

      Xóa
  15. cho em hỏi đề bài cho số liên kết hidro giữa A vs T bằng 2/3 so với sô liên kết hidro giữa G vs X là sao ạ?

    Trả lờiXóa
  16. 1 gen chứa 1755 liên kết hidro và có hiệu số nucleotit loại X với 1 loại nuclotit khác là 10%. Chiều dài của den
    thầy giúp con!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. H = 1755 = 2A + 3G (1)
      X-A= 10%N (2)
      N = 2A + 2 G (3)
      Từ (1), (2) và (3) => N = 405 (sao ra số lẻ => Xem lại đề)

      Xóa
  17. thầy ơi số liên kết hiđrô giữa các cặp g và x bằng 1.5 lần số liên kết hiđrô giữa các cặp a và t nghĩa là gì vậy thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. G-X: liên kết bằng 3 liên kết hiđrô; A-T: liên kết bằng 2 liên kết hiđrô => G-X/A-T = 3/2 = 1.5.

      Xóa
  18. thầy ơi câu 12 là đáp án D đúng không thầy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ tổng 2 loại nu bằng 60% -> em chia ra 2 trường hợp là A+T=60% hoặc G+X=60% rồi từ đó giải tiếp sẽ ra được 2 đáp án là 3000 nu hoặc 3250 nu ạ

      Xóa
  19. Thầy ơi giải giúp e bài này với ạ !
    1 đoạn ADN có 3900 liên kết hidro .Trên mạch 1 có G1=25% mạch 2 có A2=35% , T2=30% .Tính số nu mỗi loại trên mỗi mạch

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo NTBS:
      A = T = A1+A2 = T2 + A2;
      G =X = G1 + G2 = X2 + G2
      A2 + T2 + G2 + X2 = N/2
      Theo đề:
      - H = A + 3G = 3900
      - Tỉ lệ A2 : T2 : G2 : X2 = 35/100 : 30/100 : 10/100 : 25/100

      Từ đây em tính được N, xong tính A2, T2, G2, X2 => A, T, G, X.
      Trên là gợi ý của thầy, em có thể dùng cách khác. Còn số thì em tính, nếu đề đúng thì sẽ tròn số và có thể thử lại để kiểm tra đề.

      Xóa
  20. Giải giúp em với ạ
    Một mạch của gen có số lượng từng loại nucleotit A, T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỷ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nucleotit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micromet. Tìm số liên kết hidro của gen

    Trả lờiXóa
  21. Thầy ơi giải giúp em với ạ
    Một mạch của gen có số lượng từng loại nucleotit A, T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỷ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nucleotit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micromet. Tìm số liên kết hidro của gen

    Trả lờiXóa
  22. thầy ơi cho em hỏi bài này với ạ
    Một gen có tỉ lệ %nu A gấp 1,5 lần nu khác .Tìm tỉ lệ % A,T,G,X.
    BẠN NÀO BIẾT CŨNG CHỈ MÌNH VỚI NHA

    Trả lờiXóa
  23. thầy ơi câu 11 làm kiểu gì vậy thầy, em không hiểu được :(

    Trả lờiXóa
  24. Thầy ơi câu 9 phần đầu em nghĩ mải không ra thấy giúp em với

    Trả lờiXóa
  25. Rất mong Th phân biệt hộ e một số khái niêm:
    Liên kết hóa trị, Liên kết Đ-P, liên kết photphođieste

    Trả lờiXóa
  26. Thưa thầy Một gen co 480 A vs 3120 liên kết hidro .Tính số lượng nucleotit
    Em cảm ơn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g