Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Thí nghiệm phát chứng minh ADN là vật chất di truyền của Griffith

 Một thời gian dài con người prôtêin là vật chất di truyền của sinh vật. Mãi đến năm 1928 nhà vi trùng học người Anh là Frederick Griffith (F. Griffith) phát hiện vi khuẩn Diplococcus pneumococcus dòng S hay còn gọi là Type S (S là viết tắt của chữ Smoth) nghĩa là vi khuẩn này có khuẩn lạc thì có vỏ ngoài trơn, vi khuẩn dạng S gây bệnh viêm phổi cho chuột và gây chết sau vài ngày sau đó. Nguyên nhân là do dòng S có lớp vỏ bọc hình viên nhộng (capsule-like coat) tạo bởi các phân tử đường giúp nó ngăn hệ miễn dịch của vật chủ (host’s immune system) tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, dòng S là lây nhiễm (infectious). Còn dòng R hay còn gọi là Type R (Rough) có khuẩn lạc nhăn vì không có vỏ bọc bên ngoài nên không gây được bệnh viêm phổi ở chuột.

Griffith nhận thấy rằng cả hai dòng khác nhau đều có thể được nuôi cấy (culture) từ cùng 1 vật chủ. Vậy, có thể nào từ dòng này chuyển sang dòng kia? Ông đã làm thí nghiệm:
Nung nóng dòng S để làm chết vi khuẩn, sau đó
  • Nếu đưa vào cơ thể chuột dòng S đã bị chết, vi khuẩn bị nhiệt độ làm chết đã không còn khả năng gây bệnh nữa.
  •  Nếu đưa vào cơ thể chuột dòng S đã bị chết đồng thời với dòng R còn sống thì chuột lại bị nhiễm bệnh viêm phổi và chết. Và từ con chuột chết này, Griffith đã có thể lấy ra dòng S còn sống. Như vậy, từ dòng R có thể chuyển sang dòng S và câu hỏi đặt ra là: bằng cách nào? Các bạn hãy tìm hiểu thêm về đoạn trích sau:
- Năm 1931, M.H. Dawson và R. H. P. Sia đã trích ra được thành phần từ virut Type S chết vì nhiệt có khả năng biết đổi di truyền của tế bào Type R thành tế bào Type S.
- Năm 1944, Oswald T. Avery cùng các cộng sự Colin M. MacLeod và Maclyn McCarty tại học viện Rockefeller đã khám phá ra vật chất thực hiện cuộc biến đổi Type R thành virut độc Type S, trong thực tế đó là ADN. Khám phá này đã gây nhiều ngạc nhiên nhưng không được chấp nhận ngay vì hầu hết các nhà khoa học lúc đó đều cho rằng protein mới là vật chất di truyền. Thế nhưng, MacLeod và McCarty đã chứng minh vật chất di truyền của họ không tính di truyền khi xữ lý bằng trypsin hoặc chymotrypsin (hai enzyme kiểm tra sự có mặt của protein) hoặc bằng RNase tuyến tuỵ (dùng thuỷ phân RNA). Tuy nhiên sẽ mất tính di truyền nếu xữ l‎ý bằng ADNse, một enzyme thuỷ phân ADN. Do đó, ADN cần phải là tác nhân mang thông tin di truyền của virut Type S biết Type R thành Type S. (cũng hên là mấy ổng hông chộp nhằm mấy con virut có thông tin di truyền là ARN)
Từ ba thí nghiệm trên người ta đã rút ra kết luận cuối cùng cho vấn đề ADN chính là vật chất di truyền. Trên thực tế, khi học chúng ta chỉ học được thí nghiệm thứ nhất ==> kết luận ADN là vật chất di truyền là chưa đủ. Mà thực tế khi học, thí nghiệm thức nhất chỉ được sử dụng như là một ví dụ cho sự Biến nạp ở vi sinh vật thôi. Còn nếu bạn muốn biết thêm về cơ chế tại sao nó lại biến Type R thành Type S thì mình có thể trình bày theo mình hiểu như sau:
- Mặc dù Type S đã bị giết chết bằng nhiệt nhưng ADN của Type S vẫn còn tồn tại (95 -96 C thì chỉ mới phá vỡ cầu nối Hydro thôi).
- Do chỉ khác nhau chỉ một gen <---> qui định tính độc hay không độc nên rất có thể đoạn ADN mang gen độc của Type S đã đi vào tế bào của Type R và chèn đoạn mã gen này vào ADN của Type R <----> Type R thành Type S (dù các sinh vật thường có cơ chế tự vệ nhưng ơ đây cớ chế này sẽ không tác động đến ADN của Type S) 
Kết luận:
ADN  là nơi lưu giữ thông tin di truyền, cụ thể là gen. Gen là một phần trong chuỗi phân tử ADN. Đồng thời, ta cũng biết thêm rằng vi khuẩn cũng có ADN.

Nhận xét

  1. thầy cho e hỏi trên cơ sở nào mà loại trừ kng tb R sd vở của tb S đã chết để chuyển thành dạng vi khuẩn độc ạ?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g