Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Trắc nghiệm: Tiêu hóa ở động vật (phần 1)

 Câu 1: Loài động vật nào sau đây lấy thức ăn theo kiều ăn hút?

A. Trai sông
B. Muỗi
C. Voi
D. Rắn

Câu 2: Động vật đơn bào nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Bọt biển.
B. Thủy tức.
C. Vi khuẩn lam.
D. Trùng đế giày.

Câu 3: Tuyến nước bọt tiết ra enzyme amylase có tác dụng tiêu hóa
A. tinh bột.
B. glucose.
C. maltose.
D. monosaccarit.

Câu 4: Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động cưa enzyme tiêu hóa, protein được biến đổi thành
A. glucose.
B. glycerol.
C. amino acid
D. acid béo.

Câu 5: Loại chất dinh dưỡng nào sau đây được tiêu hóa hóa học đầu tiên bởi enzyme amylase?
A. Carbohydrate.
B. Lipid.
C. Protein.
D. Khoáng.

Câu 6: Ở động vật có ống tiĉu hóa, thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở
A. ruột già.
B. ruột non.
C. dạ dày.
D. manh tràng.

Câu 7: Ở trùng giày, quá trình tiêu hóa nội bào được thực hiện nhờ enzyme có trong
A. lysosome.
B. ti thể.
C. ribosome.
D. nhân tế bào.

Câu 8: Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành
A. glycerio và acid hữu cơ.
B. glucose và acid béo.
C. đường đơn và amino acid.
D. glycogen và amino acid.

Câu 9: Chất dinh dưỡng không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là
A. nước và vitamin.
B. đường và protein
C. chất khoảng và lipid.
D. nước và protein

Câu 10: Pepsin là một loại enzyme tiêu hóa
A. được sản xuất bỏi tuyến tụy.
B. thủy phân maltose thành monosaccarit.
C. bắt dầu thủy phân protein trong dạ dày.
D. giúp ổn định dịch tiêu hóa tại dạ dày.

Câu 11: Lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột.
B. làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 12: Ở động vật, trình tự quá trình dinh dưỡng là quá trình
A. Lấy thức ăn → tiêu hoá thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → hấp thu.
B. Lấy thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → hấp thu → tiêu hoá.
C. Lấy thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → tiêu hoá → hấp thu.
D. Lấy thức ăn → tiêu hoá → hấp thu chất dinh dưỡng → đồng hoá và sử dụng.

Câu 13: Tiêu hoá là quá trình
A. tạo ra các chất đinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất vô cơ mà cơ thể có thể hấp thu.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu.

Câu 14: Có bao nhiêu phương thức sau đây giúp hấp thu chất dinh dưỡng vào tế bào ruột?
I. Vận chuyển thụ động
II. Vận chuyển chủ động
III. Thực bào
IV. Xuất bào
A. 1
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .

Câu 15: Có bao nhiêu chất đinh dưỡng sau đây có thể được hấp thu trực tiếp ở ruột non?

I. Amino acid       

II. Glucose 

III. Cholesterol     

IV. /

V.        

VI. Collagen        

VII. Cellulose       

VIII.

A. 3
B. 5 .
C. 6 .
D. 4 .

Câu 16: Biểu đồ thể hiện hoạt động của ba loại enzyme tiêu hóa ở các mức pH khác nhau.



Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Enzyme X và Y đều hoạt động ở pH=7.
B. Enzyme X và Z đều hoạt động ở pH=7=4.
C. Enzyme Y và Z đều hoạt động ở pH=7=4.
D. Enzyme Y và Z đều hoạt động ở pH=7=8.

Câu 17: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Thủy tức.
B. Châu chấu.
C. Giun đất.
D. Bọt biển.

Câu 18: Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở
A. dạ cỏ.
B. dạ múi khế.
C. dạ lá sách.
D. dạ tổ ong.

Câu 19: Ở trâu bò, thức ăn được tiêu hóa hoá học ở
A. dạ lá sách.
B. dạ tổ ong.
C. dạ cỏ.
D. dạ múi khế.

Câu 20: Ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở
A. dạ dày
B. ruột non.
C. manh tràng.
D. ruột già

Câu 21: Loại răng nào sau dây của thú ăn thịt có chức năng gặm và lấy thị ra khỏi xương?
A. Răng cửa
B. Răng nanh
C. Răng trước hàm
D. Răng hàm

Câu 22: Ở người, chất dinh dưỡng được biến đổi hoá học ngay từ miệng là
A. protein.
B. tinh bột.
C. lipid
D. cellulose.

Câu 23: Thức ăn xuống đến dạ dày, nhờ tác dụng của chất nào dưới đây để phá màng tế bào và gây biến tính cấu trùc protein?
A. HCl.
B. H2SO4
.
C. Enzyme
D. Pepsin

Câu 24: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
A. ruột già.
B. miệng.
C. dạ dày.
D. ruột non.

Câu 25: Ở người, tuyến nào sau đây có dịch tiêu hóa không đổ trực tiếp vào ruột non?
A. Tuyến tuy.
B. Tuyến vị.
C. Gan.
D. Tuyến ruột.

Câu 26: Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.
B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng hàm giúp nghiền cỏ.
D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 27: Trâu tiêu hóa được thức ăn trong dạ cỏ là do
A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
C. tuyến tụy.
B. tuyến vị.
D. tuyến nước bọt

Câu 28: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi
A. cơ học và hoá học.
C. hoá học và sinh học
B. cơ học và sinh học.
D. cơ học, hoá học và sinh học.

Câu 29: Răng trước hàm của thú ăn thịt có tác dụng
A. cắt và xé nhỏ thức ăn.
B. lấy thịt ra khỏi xương.
C. nhai thức ăn
D. cắn và giữ mồi.

Câu 30: Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hoá
A. hoá học.
B. cơ hoc.
C. hoá học và cơ học.
D. hoá học và sinh học.

Trắc nghiệm: Tiêu hóa ở động vật (phần 2)

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g