Trắc nghiệm: Tiêu hóa ở động vật (phần 2)

 

30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1)

Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là
A. dạ dày, ruột non, ruột già
B. thực quản, dạ dày, ruột non.
C. miệng, thực quản, dạ dày.
D. miệng, dạ dày, ruột non.

Câu 32: Dạ dày đơn có ở
A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ.
C. thú ăn thịt và thú ăn tạp.
B. tất cả các loài thú ăn cỏ.
D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ.

Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu?



A. 3: 5
B. 5: 3
C. 13: 7
D. 7:13

Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào

 

Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Tế bào trên thành túi tiết enzyme tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.
C. Tể bào trên thành túi tiết enzyme vào khoang tiêu hoá đề tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản.
D. Thức ăn được dưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzyme tiĉu hoá nội bào.

Câu 36: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzyme của lysozyme.
C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có Thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào

Câu 37: Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì
A. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa .
B. thành phần thức ăn chủ yếu là cenlulose khó tiêu hóa.
C. thức ăn nghèo chất dinh dương, nhiều các vitamin.
D. cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to.

Câu 38: Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt vì

A. thức ăn là thực vật thường khó tiêu hóa, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài, giúp có đủ thở gian để tiêu hóa và hấp thu
B. ruôt non là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men.
C. ruột non tiết ra pepsin và HCl giúp tiêu hóa tốt thực vật.
D. đảm bảo thời gian để biến đổi sinh học

Câu 39: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt:
A. có dạ dày đơn.
B. có ruột dài hơn ruột của thú ăn thực vật.
C. ở ruột non không xảy ra quá trình tiêu hớa thức ăn.
D. có manh tràng phát triển.

Câu 40: Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là
A. khoang miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già
B. thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → cổ họng.
C. thực quản → cổ họng → dạ dày → ruột non → ruột già.
D. khoang miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non.

Câu 41: Quá trình tiêu hóa thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp chủ yếu xảy ra nhờ
A. bộ răng và enzyme trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
B. thành cơ ruột và enzyme của tuyến nước bọt.
C. răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày.
D. răng và thành cơ khỏe của ruột.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hoá ở động vật?
A. Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hoá.
B. Ruột khoang có ống tiêu hoá và chỉ có tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. Ở dộng vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá.

Câu 43: Quá trình tiêu hóa thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và ăn tạp chủ yếu xảy ra nhờ
A. bộ răng và enzyme trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
B. thành cơ ruột và enzyme của tuyến nước bọt.
C. răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày.
D. răng và thành cơ khỏe của ruột.

Câu 44: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kêt hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào kết hợp vớ nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 45: Đâu là ưu điểm của quá trình tiêu hóa thức ăn ở dộng vật có hệ tiêu hóa so với động vật chưa có hệ tiêu hóa?
A. Có enzyme tiêu hóa.
B. Tiêu hóa dược thức ăn có kích thước lớn hơn.
C. Biến đổi các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
D. Cơ thể có lỗ thông để lấy thức ăn.

Câu 46: Khi nói về tiêu hóa ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ăn, trâu bò chỉ nuốt thức ăn mà không nhai để lấy được nhanh và nhiều thức ăn
II. Ở thú ăn thực vật, manh tràng cũng là một cơ quan hấp thụ dinh dưỡng.
III. Trâu, bò cần phải ăn thức ăn với số lượng lớn.
IV. Enzyme tiêu hóa protein và cenlulose ở thú ăn thực vật đều do vi sinh vật tiết ra.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 47: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đúng khi nói về tiêu hóa của thú ăn thịt?
I. Răng cửa, răng nanh và răng ăn thịt phát triển.
II. Dạ dày đơn to để chứa thức ăn.
III. Manh tràng kém phát triển.
IV. Ruột dài để hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.
A. 1.
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .

Câu 48: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu nhận định dướ đây là đúng?
I. Tiêu hóa nội bào là hình thức tiêu hóa chính của nhóm động vật chưa có hệ tiêu hóa.
II. Ở hình thức tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzyme do lysosome cung cấp.
III. Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học hoặc tiêu hóa cơ học.
IV. Tiêu hóa ngoại bào chỉ gặp ở những loài động vật có xương sống.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4

Câu 49: Ở người, chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng?
A. Glucose.
B. Khoáng.
C. Cellulose.
D. Protêin.

Câu 50: Loại chất khoáng nào sau đây giúp cho xương và răng chắc khỏe?
A. Sắt
B. Calcium
C. Iodine
D. Kẽm.

Câu 51: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật bị nhiễm trùng, người bệnh phải đặc biệt cẩn thận để hạn chế thực phẩm chứa chất dinh dưỡng nào sau đây?
A. chất béo.
B. tinh bột.
C. chất đạm.
D. nước.

Câu 52: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Vitamin.
B. Carbohydrate (chất đường, bột).
C. Lipid (chất bćo).
D. Protein (chất đạm).

Câu 53: Nhu cầu nước tối thiểu mỗi ngày cho một người là bao nhiêu?
A. Nhiều nhất là 1,5 lít
C. Ít nhất là từ 1,5-2 lít
B. Ít nhất là trên 2 lít 2 lít
D. 0,5 lít

Câu 54: Nhóm thực phẩm nào cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và giúp chuyển hóa một số loại vitamin.
A. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.

Câu 55: PKU (phenylketon niệu) là một bệnh di truyền, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn thức ăn chứa acid amin phenylalanin có nguy cơ tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy cơ gây bệnh có thể được giảm đáng kể bằng cách hạn chế thực phẩm chứa acid amin phenylalanin trong chể độ ăn uống. Cơ sở khoa học nào sau đây là căn cứ cho việc điều trị bệnh này?
A. Hoạt dộng tiêu hóa hóa học của enzyme.
B. Hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu.
C. Cơ chế hoạt động của hệ thần kinh.
D. Hệ thần kinh điều khiển quá trình tiêu hóa.

Câu 56: Nhóm thực phẩm nào sau đây cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường.
B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
C. Nhớm thực phẩm giàu chất béo.
D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chế độ ăn uống khoa học?
A. Là chế độ ăn uống cân đối, đủ chất và đủ lượng.
B. Là chế độ ăn cân bằng dưỡng chất cần thiết đề có sức khóe tốt.
C. La chế độ ăn uống đủ năng lượng và đủ chất mà cơ thể cần.
D. Là chế độ dinh dưỡng cung cấp theo nhu cầu và sở thích mỗi cá nhân.

Câu 58: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh, chúng ta cần:
A. ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
B. ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng.
C. ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm.
D. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ

Câu 59: Đối với người bị ngộ độc thực phẩm không được thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Kích thích họng để tạo phản ứng nôn, nôn ra hết thực phẩm đã dùng.
B. Dừng ăn ngay thực phầm đó.
C. Pha orezol với nước cho người bị ngộ độc uống để tránh mất nước và trung hòa chất độc.
D. Cho uống thuốc rượu nhằm giải độc từ thực phẩm.

Câu 60: Xây dựng thói quen ăn uống khoa học phải đảm bảo bao nhiêu yếu tố sau đây?
I. Ăn đúng bữa
II. Ăn đúng cách
III Uống đủ nước
IV. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 61: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây có thể gây ngộ độc thực phẩm?
I. Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại
II. Thực phẩm nhiễm khuẩn
III. Thực phẩm quá hạn sử dụng
IV. Thực phẩm đóng hộp
A. 1 .
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .

Câu 62: Có bao nhiêu yếu tố sau đây chi phối nhu cầu năng lượng của cơ thể người?
I. Độ tuổi
II. Giới tính
III. Cường độ lao động
IV. Trạng thái sinh lí
V. Sức khỏe tinh thần
VI. Tình trạng bệnh tật
VII. Điều kiện kinh tế
A. 5 .
B. 6 .
C. 7 .
D. 4 .

Câu 63: Có bao nhiêu biện pháp sau đây nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?
I. Ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng
II. Kiểm tra kĩ thực phẩm trước khi ăn.
III. Đảm bảo thực phẩm đưa vào chế biến món ăn là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất độc hại
IV. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng thực phẩm đóng hộp đã chế biến sẵn.
A. 1.
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .

Câu 64: Có bao nhiêu biện pháp sau đây đảm bào an toàn thực phẩm?
I. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.
II. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
III. Rau, quả, thịt, cá... phải mua tươi hoặc ướp lạnh.
IV. Thực phẩm trước khi chế biến cần bảo quản ở điều kiện thích hợp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân