Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Tuyển chọn 20 câu hỏi trắc nghiệm chủ đề: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
Câu 1: Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm (%) trong khối
lượng tươi của cơ thể thực vật?
A. 70-90 %. B. 30-70
%. C. 90-100
%. D. 50-80 %.
Câu 2: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào
sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitrogen. B. Iron. C. Manganese. D. Molybdenum.
Câu 3: Các nguyên tố khoáng được rễ cây hấp thụ ở dạng nào?
A.
Đơn chất. B. Hợp
chất.
C.
Tự do. D. Ion
hòa tan.
Câu 4: Các nguyên tố khoáng trong đất chủ yếu được cơ quan nào
của cây hấp thụ?
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Rễ
và lá
Câu 5: Nồng độ ${Ca}^{2+}$ trong cây là 0,3%, trong đất là
0,1%. Cây sẽ hấp thụ ${Ca}^{2+}$ bằng cơ chế?
A. Thụ động. B. Chủ
động. C. Khuếch
tán. D. Thẩm thấu.
Câu 6: Khi nói về vai trò của nước đối với thực vật, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Nước
chỉ tham gia cấu tạo tế bào mà không có chức năng điều hòa sinh lí.
B. Nước
chỉ có chức năng điều hòa sinh lí mà không tham gia cấu tạo tế bào.
C. Nước
vừa có chức năng cấu tạo tế bào, vừa có khả năng điều hòa sinh lí.
D. Nước
là chất vô cơ nên ít có ý nghĩa đối với đời sống của các loài thực vật.
Câu 7: Trong thân cây, ion khoáng được vận chuyển chủ yếu theo
con đường
A.
gian bào. B. tế
bào chất.
C.
mạch gỗ từ dưới lên. D. mạch
rây từ trên xuống.
Câu 8: Nước từ đất vào lông hút cùa rễ theo cơ chế
A. chủ
động và cần có sự cung cấp năng lượng.
B. thụ
động và không cần cung cấp năng lượng.
C. thẩm
thấu từ môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương.
D. khuếch
tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp.
Câu 9: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận
tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
B. vận
tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận
tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận
tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 10: Khi nói về trao đổi nước
của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thực vật trên
cạn, nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.
II. Nếu lượng nước hút
vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
III. Cây thoát hơi
nước theo 2 con đường, trong đó nước được thoát chủ yếu qua bề mặt lá.
IV. Ở thực vật thủy sinh, nước chỉ được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ
thống rễ.
A. 1 B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lá
già có lớp cutin dày hơn lá non.
B. Lá
non thường có lớp cutin mỏng hơn lá trưởng thành.
C. Lá
non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn so với lá già.
D. Khí
khổng thường phân bố ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên của lá.
Câu 12: Hơi nước được thoát qua lá theo hai con đường
A. Qua
khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu.
B. Qua
khí khổng là thứ yếu và lớp cutin là chủ yếu.
C. Qua
lớp biểu bì là chủ yếu và qua lông hút là thứ yếu.
D. Qua
lớp cutin là chủ yếu và qua lớp biểu bì là thứ yếu.
Câu 13: Quá trình hấp thụ thụ động
ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion khoáng đi
từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
II. Nhờ có enzim nên
các ion cần thiết được vận chuyển thụ động.
III. Không cần tiêu
tốn năng lượng.
IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có các kênh protein
trên màng.
A. II, IV. B. I,
III. C. I,
IV. D. II,
III.
Câu 14: Mạch rây gồm các loại tế bào nào?
A. Tế
bào hình rây và tế bào nhu mô.
B. Tế
bào kèm và tế bào nhu mô.
C. Tế
bào ống rây và tế bào kèm.
D. Ống
rây và tế bào biểu bì.
Câu 15: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước
ở thân là
A. lực
liên kết giữa các phân tử nước.
B. lực
đẩy của rễ (áp suất rễ).
C. lực
hút do thoát hơi nước ở lá.
D. lực
bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
Câu 16: Cấu tạo mạch gỗ gồm
A.
các tế bào chết là quản bào và mạch ống. B. các tế bào sống là mạch ống và quản bào.
C.
các tế bào chết là mạch rây và mạch ống. D. các tế bào sống là mạch rây và mạch ống.
Câu 17: Thành của mạch gỗ
A. được
linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và thấm nước.
B. được
cutin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và không thấm nước.
C. được
cutin hóa tạo cho mạch gỗ có độ cứng chắc và thấm nước.
D. được
linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
Câu 18: Thành phần dịch mạch gỗ gồm
A. nước,
ion khoáng và chất hữu cơ được rễ hấp thụ.
B. nước,
ion khoáng và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
C. nước,
ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. nước,
ion khoáng và chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ.
Câu 19: Lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất qua con đường
thoát hơi nước là khoảng
A. 82%. B. 88%. C. 90%. D. 98%.
Câu 20: Phần lớn các loài thực vật, khí khổng phân bố ở hai
mặt của lá như thế nào?
A. Mặt
trên nhiều hơn mặt dưới.
B. Mặt
dưới nhiều hơn mặt trên.
C. Tương
đương nhau.
D. Chỉ tập trung ở mặt dưới của lá.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!