Gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 - Sinh học 11 - KNTT

Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

Gợi ý trả lời:
- Sinh vật lấy các chất từ môi trường sống cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể; hình thành tế bào, cơ quan; đồng thời tích luỹ và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của chúng như vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển,...
- Các chất dư thừa, chất không được cơ thể sử dụng, các chất độc hại được cơ thể thải ra môi trường, đảm bảo duy trì cân bằng nội môi.

Câu 2. Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra ở sinh vật?


Gợi ý trả lời:
Các dấu hiệu dưới đây cho thấy trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra ở sinh vật:
- Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất đến tế bào, cơ quan.
- Biến đổi các chất thông qua quá trình đồng hoá và dị hoá, kèm theo chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Thải các chất dư thừa, chất độc hại ra môi trường.
- Hormone ở thực vật hoặc hormone và thần kinh ở động vật điều hoà quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng của cơ thể.

HS có thể nêu chi tiết hơn các dấu hiệu, ví dụ thực vật hoặc động vật tiếp nhận những chất cần thiết nào tù̀ môi trường sống và vận chuyển như thế nào đến tế bào, cơ quan,...

Câu 3. Dựa vào Hình 1.1 (trang 6 SGK KNTT), mô tả tóm tắt quá trình chuyên hoá năng lượng trong sinh giới (bắt đầu từ năng luợng ánh sáng).

Gợi ý trả lời:

Quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới trải qua các giai đoạn tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.

- Giai đoạn tổng hợp: Nhờ chất diệp lục, cây xanh thu nhận năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ $\mathrm{CO}_2$ và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển năng lượng ánh sáng thành hoá năng tích luỹ trong các chất hữu cơ.

- Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ, đồng thời năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (ví dụ: ATP,...).

- Giai đoạn huy động năng lượng: Năng lượng giải phóng ra từ ATP sủ dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển,...

 

Các dạng năng lượng trong cơ thể cuối cùng đều chuyển thành nhiệt năng và thải ra môi trường.

Câu 4. Nghiên cứu Hình 1.2 (trang 7 SGK KNTT), trình bày mối liên hệ giưa trao đổi chất và chuyên hoá năng lượng ở cấp tế bào và cở thể sinh vật.

Gợi ý trả lời:

Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào (tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống), vì vậy quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào không thể tách rời với quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ tế bào, đồng thời tiếp nhận các chất thải sinh ra từ tế bào và thải ra môi trường, qua đó đảm bảo cho tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

 Câu hỏi này giúp HS tự đánh giá xem mình đã hiểu kiến thức đúng hay chưa.

Gợi ý trả lời: Thực vật sủ dụng chất vô cơ, nước, $\mathrm{CO}_2$ và năng lượng ánh sáng tổng hợp ra các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, đồng thời tích luỹ năng luợng. Động vật không thể sử dụng năng lượng ánh sáng và chất vô cơ để tổng hợp nên các chất thiết yếu của cơ thể mà phải lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ các động vật khác.

Câu 5. Tại sao gọi thực vât là sinh vật tự dưỡng và động vật là sinh vật dị dưỡng?

Thực vật sử dụng chất vô cơ, nước, $\mathrm{CO}_2$ và năng lượng ánh sáng tổng hợp ra các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, đồng thời tích luỹ năng luợng. Động vật không thể sử dụng năng lượng ánh sáng và chất vô cơ để tổng hợp nên các chất thiết yếu của cơ thể mà phải lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ các động vật khác.

Câu 6. Phân tích vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới

- Cung cấp $\mathrm{O}_2$, đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật.

- Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

- Điều hoà khí hậu: tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

 HS có thể phân tích rõ thêm về vai trò của sinh vật tự dưỡng. Ví dụ: Hầu hết sinh vật trên Trái Đất đều cần đến $\mathrm{O}_2$ đễ tồn tại và phát triển. Nguồn $\mathrm{O}_2$ đến từ sinh vật tự dưỡng, thông qua quá trình quang hợp. Nếu thiếu $\mathrm{O}_2$, sinh vật sẽ không hô hấp được, dẫn đến diệt vong,...

Câu 7. Cho biết những chất nào dược cơ thể thực vât, động vât lấy tù môi trương sống và đưa đến tế bào cơ thể sử dung cho đông hoá, dị hoá; Nhüng chất thải nào sinh ra tư quá trinh chuyên hoá được cơ thể thải ra môi truờng?

Gợi ý trả lời:

Ở thực vật: Chất được cơ thể lấy vào là nước, chất khoáng, $\mathrm{CO}_2, \mathrm{O}_2$. Chất thải ra môi trường chủ yếu là nước, $\mathrm{O}_2, \mathrm{CO}_2$.

Ở động vật: Chất được cơ thể lấy vào là thức ăn, nước, $\mathrm{O}_2$. Chất thải ra chủ yếu là phân, nuoớc tiểu, $\mathrm{CO}_2$.

Câu 8. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Làm thế nào để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi?

Gợi ý trả lời:

Ở thực vật: Chất được cơ thể lấy vào là nước, chất khoáng, $\mathrm{CO}_2, \mathrm{O}_2$. Chất thải ra môi trường chủ yếu là nước, $\mathrm{O}_2, \mathrm{CO}_2$.

Ở động vật: Chất được cơ thể lấy vào là thức ăn, nước, $\mathrm{O}_2$. Chất thải ra chủ yếu là phân, nuoớc tiểu, $\mathrm{CO}_2$.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Cách viết giao tử cho thể tứ bội (4n) có kiểu gen AAaa