Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Trắc nghiệm khái quát về tế bào


Câu 1:
Ai người đầu tiên là chế tạo ra kính hiển vi?

   A. Janssen.                                                                B. A.V. Leeuwenhoek.

   C. R. Hooke.                                                             D. Malpighi.

Câu 2: Ai là người đưa ra báo cáo rằng tất cả các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào đã tồn tại từ trước?

   A. Antony Von Leeuwenhoek.                              B. Matthias Schleiden.

   C. Theodore Schwann.                                            D. Rudolph Virchow.

Câu 3: Ai người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật?

   A. Robert Hooke.                                                     B. Matthias Schleiden.

   C. Antony Von Leeuwenhoek.                              D. Rudolph Virchow.

Câu 4: Nhà khoa học nào sau đây không tham gia đề xuất nội dung học thuyết tế bào:

   A. Rudolph Virchow.

   B. Matthias Schleiden.

   C. Theodore Schwann.

   D. Robert Hooke.

Câu 5: Ý nghĩa của từ cella là gì?

   A. Phòng (buồng nhỏ).                                            B. Tế bào.

   C. Mô bần.                                                                D. Phân chia.

Câu 6: Cơ thể sinh vật đa bào được cấu tạo từ

   A. 2 tế bào.                      B. 1 tế bào.                      C. 3 tế bào.                      D. nhiều tế bào.

Câu 7: Cơ thể sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào?

   A. Cây mía.                     B. Con gà.                        C. Cây lúa.                      D. Vi khuẩn.

Câu 8: Cơ thể sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể đa bào?

   A. Con mèo.                    B. Vi khuẩn.                    C. Trùng roi.                   D. Nấm men.

Câu 9: Sinh vật nào sau đây cơ thể có số lượng tế bào ít nhất?

   A. Cây phượng.               B. Con tôm.                     C. Chim sẻ.                     D. Trùng roi.

Câu 10: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở?

   A. Số lượng tế bào.                                                  B. Kích thước tế bào.

   C. Chức năng tế bào.                                               D. Hình dạng tế bào.

Câu 11: Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều ……… trong tế bào.

   A. cơ quan.                      B. cơ thể.                         C. tế bào.                         D. bào quan

Câu 12: Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Hoạt động sống của tế bào là sự ………… hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.

   A. phối hợp.                    B. bổ trợ.                          C. tương trợ.                    D. thúc đẩy.

Câu 13: Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Hoạt động sống của ……. là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong ………….

   A. cơ quan.                      B. cơ thể.                         C. tế bào.                         D. hệ cơ quan.

Câu 14: Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là gì?

   A. Phòng nhỏ.                 B. Khoang nhỏ.               C. Ổ nhỏ.                         D. Khoảng nhỏ.

Câu 15: Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. Robert Hooke là người đầu tiên quan sát các tế bào sống và giới thiệu từ tế bào để mô tả chúng.

   B. Brown, Schleiden và Schwann, tất cả đều làm việc độc lập, là những người đầu tiên đề xuất học thuyết tế bào.

   C. Matthias Schleiden là người đầu tiên đề xuất nguyên lý rằng "Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó".

   D. Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát thấy các sinh vật đơn bào trong nước ao.

Câu 16: Điều nào sau đây là không đúng về những khám phá quan trọng trong lịch sử tế bào?

   A. Robert Brown đã có đóng góp lớn nhất trong lịch sử tế bào bằng cách phát hiện ra nhân tế bào.

   B. Thuyết tế bào được phát triển bởi Schleiden và Schwann.

   C. Virchow đưa ra khái niệm rằng vật chất di truyền có bên trong nhân.

   D. Robert Hooke phát hiện ra tế bào vào năm 1665

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không phải là nội dung của học thuyết tế bào?

   A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

   B. Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

   C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

   D. Chỉ có một số sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

Câu 18: Phát biểu nào không đúng khi nói về học thuyết tế bào?

   A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

   B. Tất cả các tế bào đều chứa nhân trong đó có vật chất di truyền.

   C. Tất cả sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.

   D. Các tế bào được hình thành từ tế bào có trước

Câu 19: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) ……………., (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các từ cần điền là

   A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.                        B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.

   C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.                        D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.

Câu 20: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì

   A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất.

   B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

   C. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.

   D. tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 21: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống vì

   A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất.

   B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

   C. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.

   D. tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 22: Các hoạt động sống ở cấp độ (1) …… là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ (2)

   A. (1) tế bào; (2) cơ thể.                                         B. (1) cơ thể; (2) tế bào.

   C. (1) phân tử; (2) cơ thể.                                       D. (1) nguyên tử; (2) tế bào.

Câu 23: Tại sao nói mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào?

   A. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.

   B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.

   C. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.

   D. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 24: Nối tên nhà khoa học với phát minh tương ứng.

1. Robert Hooke

Một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn

2. Antonie van Leeuwenhoek

 

Sử dụng kinh hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ

3. Matthias Schleiden và Theodor Schwann

Báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước

Cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật

4. Rudolf Virchow

Đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: " Tất cả sinh vật được cấu tạo từ tế bào và tế bào là đơn vị sống cơ bản của sinh giới ".

Đáp án đúng là

   A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.                                                B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.

   C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.                                                D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

I.  Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

II.  Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

III. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

IV.  Các tế bào có thành phần hoá học khác nhau, có vật chất di truyền là DNA.

V.  Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong tế bào.

Những nội dung không đúng là

   A. I, II.                              B. III, V.                           C. III, IV.                          D. IV, V.

Câu 26: Cho các kết luận sau:

I.  Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

II. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

III.  Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

IV.  Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

V.  Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

VI.  Hoạt động của cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

Các kết luận mới được bổ sung sau để hoàn thiện học thuyết tế bào gồm

   A. I, II, IV.                        B. IV, V, VI.                     C. II, IV, V.                      D. I, V, VI.

Câu 27: Những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào gồm:

I.  Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều tế bào.

II.  Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

III.  Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

IV.  Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

V.  Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trọng tế bào.

Các kết luận ban đầu của học thuyết tế bào gồm

   A. I, II, III.                        B. I, III, V.                        C. II, III, IV.                     D. I, IV, V.

Câu 28: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

  (a) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

  (b) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

  (c) Tế bào là không đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

  (d) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

  (e) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Số phát biểu đúng là

   A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                 D. 5.

Câu 29: Để quan sát các tế bào có kích thước nhỏ hơn 1mm cần sử dụng phương pháp?

   A. Quan sát bằng mắt thường.                                B. Quan sát qua kính lỗ.

   C. Quan sát qua kính hiển vi.                                D. Quan sát qua thấu kính lúp.

Câu 30: Nhóm sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào?

A. Thực vật bậc thấp.                      B. Động vật nguyên sinh.

C. Thực vật bậc cao.                       D. Động vật có xương sống.

Câu 31: Đâu không phải là nội dung bổ sung của học thuyết tế bào vào thế kỉ XX?

   A. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.

   B. Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

   C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

   D. Chỉ có một số sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g