Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Đề thi thử 2020 môn SINH HỌC trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội

Đề thi thử 2020 môn SINH HỌC trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội, nội dung đề bám sát đề tham khảo lần 2 năm 2020 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Câu 81: ơ thực vật trên cạn điên hình, cơ quan có vai trò chủ yếu thực hiện hoạt động quang hợp là?

   A. Rễ.                               B. Thân.                            C. Lá.                               D. Quà.

Câu 82: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tiêu hóa dạng túi?

   A. Thủy tức.                     B. Giun đất.                      C. Cào cào.                       D. Chuột túi.

Câu 83: Đơn phân cấu tạo nên chuỗi polypeptide là:

   A. Nucleotide.                  B. Axit béo.                      C. Glucose.                       D. Axit amin.

Câu 84: Dạng đột biến nào sau đây làm xuất hiện alen mới của gen trong một quần thê sinh vật?

   A. Đột biến đa bội.                                                     B. Đột biến gen

   C. Đột biến lệch bội.                                                  D. Đột biến lặp đoạn.

Câu 85: Tế bào của một thê đột biến có bộ NST kí hiệu là (2n + 1), thể đột biến này được gọi là

   A. Thê một nhiễm.            B. Thê tam bội.                 C. Thê ba nhiễm.              D. Thê’ đa bội.

Câu 86: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, prôtein điều hòa ở vùng nào của operon?

   A. Vùng khởi động (P).                                              B. Vùng vận hành (O).

   C. Vùng cấu trúc.                                                       D. Vìmg kết thúc.

Câu 87: Trong lịch sử phát sinh và phát triển sinh giới của các đại địa chất, thực vật có hạt phát sinh ở

   A. Đại Cổ sinh.                 B. Đại Trung sinh             C. Đại Tân sinh.               D. Đại Nguyên sinh.

Câu 88: Co thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chủng?

   A. AaBb.                          B. $\frac{Ab}{Ab}$.           C. $\frac{Ab}{aB}$ .      D. AABb.

Câu 89: Cây tô chim (Asplenium nidus) thuộc ngành dương xỉ, thường sống bám trên các thân cây gỗ mà không hút chất dinh dưỡng từ các cây gỗ đó, mối quan hệ giữa cầy tô chim và cầy gỗ là:

   A. Cộng sinh.                    B. Hợp tác.                       C. Hội sinh.                      D. Kí sinh.

Câu 90: người, các tế bào của cơ thể nữ giới bình thường mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là:

   A. XX.                              B. XY.                              C. XO.                              D. XXY.

Câu 91: Đê nghiên cứu quy luật di truyền chi phối các tính trạng, Menden đã sử dụng đối tượng sinh vật nào dưới đây?

   A. Đậu Hà Lan.                B. Thỏ thuần hóa.             C. Vi khuâh E.coli.           D. Ruồi giấm.

Câu 92: Trong số các đối tượng động vật dưới đây, đối tượng nào có hệ tuần hoàn hở?

   A. Chuột túi.                     B. Cá cóc Tam Đảo.         C. Cào cào.                       D. Giun đất.

Câu 93: Trong tạo giống cây trồng, kĩ thuật nào sau đây tạo ra sinh vật mang gen của một loài khác?

   A. Lai khác dòng.                                                       B. Gây đột biến.

   C. Nhân giống vô tính.                                               D. Chuyển gen .

Câu 94: Kiểu phân bố cá thể phổ biến nhất trong một quần thể sinh vật là?

   A. Phân bố đồng đều.                                                 B. Phân bố theo nhóm.

   C. Phần bố ngầu nhiên.                                              D. Phân bố cục bộ.

Câu 95: Trong hệ sinh thái ruộng lúa nưóc, cho chuỗi thức ăn dưới đây: Lúa → cào cào →  ếch đồng →  rắn mồng đò →  mèo. Trong chuỗi thức ăn này, bậc tiêu thụ cấp 2 là:

   A. Cào cào.                       B. Ếch đồng.                     C. Rắn mồng đò               D. Mèo.

Câu 96: Coren tiến hành thực nghiệm trên đối tưọng nào sau đây và từ đó phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân?

   A. Đậu Hà Lan.                                                          B. Ruồi giấm.

   C. Hoa phấn.                                                              D. Vi khuâh E. coli.

Câu 97: Nhân tố nào sau đây không được coi là nhân tố tiến hóa nhưng đóng vai trò phát tán các đột biếnn ra khắp các cá thể trong quần thể?

   A. Đột biến gen.                                                         B. Di nhập gen.

   C. Chọn lọc tự nhiên.                                                 D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 98: Tập hợp các sinh vật nào chỉ ra dưới đây là một quần thể sinh vật điển hình?

   A. Tập hợp các cây xanh trong trường học.               B. Tập hợp các con cá sống trong hồ Tây.

   C. Tập hợp các con kiến lừa trong một tổ kiến.         D. Tập hợp các côn trùng trong một ruộng lúa.

Câu 99: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp, thứ yếu cho quá trình tiến hóa sinh học?

   A. Đột biến gen.                                                         B. Đột biến NST.

   C. Biến dị tô hợp.                                                      D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 100: Tập hợp tất cả các kiểu hình được tạo ra bởi cùng một kiểu gen khi sống ở các môi trường khác nhau gọi là

   A. Thường biến.                                                         B. Đột biến.

   C. Mức phản ứng.                                                      D. Mềm dẻo kiểu hình.

Câu 101: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây quyết định tốc độ và chiều hướng của quá trình tiến hóa trong một quần thê sinh vật?

   A. Di - nhập gen.                                                        B. Chọn lọc tự nhiên.

   C. Đột biến gen.                                                         D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 102: Hoạt động nào sau đây của con người thúc đẩy hiệu ứng nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu một cách nhanh chóng?

   A. Trồng rừmg, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

   B. Sử dụng năng lượng gió và mặt trời.

   C. Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

   D. Quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 103: Đối với quá trình quang hợp ở một loài thực vật, điểm bão hòa ánh sáng là

   A. Cường độ quang hợp của cây khi cường độ ánh sáng đạt tối đa.

   B. Giá trị cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp đạt tối đa.

   C. Giá trị cường độ ánh sáng tối đa mà quang hợp vẫn có thể xảy ra.

   D. Cường độ quang hợp tối đa của thực vật trong điều kiện ánh sáng hữu hạn.

Câu 104: Một quần thể có cấu trúc di truyền dạng: 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa, tần số alen a và A trong quần thể lần lượt là:

   A. 0,4 và 0,6.                    B. 0,6 và 0,4.                    C. 0,4 và 0,2.                    D. 0,8 và 0,2.

Câu 105: Đối với một gen cấu trúc điển hình, đột biến nào sau đây gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với chuỗi polypeptide mà gen mã hóa?

   A. Cắt bỏ một triplet trên gen mã hóa.

   B. cắt bỏ 2 cặp nuclêôtide trên gen mã hóa.

   C. Thay thế nuclêôtide thứ 3 trên triplet TGG.

   D. Thay thế nuclêôtide thứ nhất của triplet XXX.

Câu 106: Về hoạt động hô hấp của thực vật, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác?

   A. Toàn bộ các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khi trong tế bào thực vật từ nguyên liệu glucose đều được thực hiện trong ti thể.

   B. Hoạt động hô hấp hiếu khí trong tế bào thực vật thu được nhiều ATP nhất từ chuồi vận chuyên điện tử hô hấp.

   C. Hoạt động hô hấp hiếu khí thì giải phóng CO2 trong khi hoạt động hô hấp kị khí không thải CO2

   D. Hô hấp hoàn toàn trái ngược với quang hợp, các sản phẩm của hô hấp không liên quan gì đến quang hợp.

Câu 107: Người mắc hội chứng Turner là một ví dụ điển hình của dạng đột biến thể một nhiễm. Một dạng đột biến lệch bội phổ biến, trong tế bào của người mắc hội chúng Turner có số luợng NST là:

   A. 1.                                  B. 45.                                C. 46.                                D. 47.

Câu 108: Khi nói về hoạt động tiêu hóa ở bò, phát biểu nào sau đây không chính xác?

   A. Dạ cỏ là phần lớn nhất trong ống tiêu hóa của bò.

   B. Dạ múi khế là dạ dày thật của bò, đóng vai trò tiêu hóa prôtein.

   C. Có hiện tượng cộng sinh với vi sinh vật và thực hiện tiêu hóa thức ăn.

   D. Gan và túi mật là một phần của ống tiêu hóa đóng vai trò tiết enzyme tiêu hóa.

Câu 109: Ở đậu Hà Lan, alen A chi phối thân cao trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp; alen B chi phối hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b chi phối hạt xanh. Hai cặp gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Về mặt lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiêu gen trùng với tỉ lệ kiểu hình?

   A. AaBb × AaBb.             B. AaBb × Aabb.              C. AaBb × aabb.              D. AABB × AaBb.

Câu 110: Biết rằng mỗi gen chi phối một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Về mặt lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

   A. $\frac{Ab}{aB}\times \frac{Ab}{aB}$.              B. $\frac{Ab}{ab}\times \frac{AB}{aB}$.            C. $\frac{Ab}{Ab}\times \frac{aB}{aB}$.                       D. $\frac{Ab}{ab}\times \frac{aB}{ab}$.

Câu 111: Một đoạn ADN mạch kép có 2520 liên kết hydro được dùng tổng hợp phân tử mARN có hiệu số giữa ribonucleotide loại G và U bằng 40% và hiệu số giữa ribonucleotide loại X và A bằng 20% ribonucleotide của toàn mạch. Ti lệ phần trăm từng loại nucleotide trên đoạn ADN ban đầu là:

   A. A = T = 35%; G = X = 15%.                                 B. A = T = 40%; G = X = 10%.

   C. A = T = 10%; G = X = 40%.                                 D. A = T = 20%; G = X = 30%.

Câu 112: Ờ một loài thực vật lưỡng bội xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen gồm 2 alen. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 2 cặp gen thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị gen là 50%, không có đột biến và sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào môi trường. Về mặt lí thuyết, đời con không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?

   A. 1:1:1:1.                         B. 1: 2: 1.                          C. 1: 3.                              D. 1: 2: 2:1.

Câu 113: Ờ một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều cặp gen phân ly độc lập (mỗi gen gồm 2 alen) tương tác theo mô hình tương tác gen cộng gộp. Trong kiểu gen của cá thể, cứ có thêm 1 alen trội làm cầy cao thêm 10cm. Cây cao nhất giao phấn vói cây thấp nhất được Fl: 100% các cây con có chiều cao 120cm, cho F1 tự thụ phấn, đời sau thu được F2 gồm 1 phổ biến dị 7 lớp kiểu hình. Cho rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết trong số cây F2 tỷ lệ cây cao 100cm chiếm tỉ lệ:

   A. 1/64.                             B. 3/32.                             C. 3/64.                             D. 15/64.

Câu 114: Ờ một loài thực vật lưỡng bội 2n chứa các cặp NST khác nguồn. Quá trình giảm phân bình thường tạo ra 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Quan sát quá trình phân bào của tế bào M lấy từ một cây trong quần thể loài thực vật kể trên người ta nhận thấy trong tế bào M có 22 nhiễm sắc thể đơn chia làm 2 nhóm đều nhau đang phân li về 2 cực của tế bào. Biết rằng không xảy ra đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường, về mặt lí thuyết, phát biểu nào sau đây chính xác?

   A. Loài thực vật kể trên có bộ NST lưõng bội 2n = 22.

   B. Tế bào M đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

   C. Sau khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra tế bào con 2n -1.

   D. Tế bào mẹ của tế bào M có thể là tế bào 2n hoặc 2n - 1.

Câu 115: Ở một loài thực vật, alen A chi phối thân cao trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp, alen B chi phối hoa đổ trội hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng. Hai cặp gen cũng nằm trên một hệ NST tương đồng. Tiến hành phép lai giữa 2 cây thân cao, hoa đỏ với nhau thì đời F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó có các cây thân thấp, hoa trắng. Cho rằng không có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản, về mặt lí thuyết mô tả nào sau đây về hiện tượng trên không chính xác?

   A. Nếu tách riêng từng tính trạng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 đều là 3:1.

   B. Bố mẹ đem lai có thê có kiểu gen dị hợp tử đều và các gen liên kết hoàn toàn.

   C. Bố mẹ đem lai có thể mang kiểu gen dị hợp tử chéo, hoán vị gen xảy ra ở 1 bên bố hoặc mẹ.

   D. Bố mẹ đem lai có thể có kiêu gen dị hợp tử đều và dị hợp tử chéo, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên bố và m.

Câu 116: Ở người, hệ nhóm máu ABO được xác định bòi một locus 3 alen với mối quan hệ trội - lặn như sau: IA = IB > 1°. Ở một gia đình, có 4 đứa con gồm người con 1 máu A, con 2 máu B, con 3 máu AB và con 4 máu O và người mẹ đang mang thai đứa con thứ 5. Phát biểu nào sau đây về gia đình kể trên là không chính xác?

   A. Chì có một người con trong số 4 anh em trong gia đình này có kiểu gen đồng hợp.

   B. Có thể xác định được kiể gen của tất cả các cá thể trong gia đình kể trên.

   C. Xác suất để đứa con thứ 5 sinh ra là một bé trai có nhóm máu giống bố là 12,5%.

   D. Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp về cặp alen chi phối tính trạng nhóm máu.

Câu 117: Ở một loài thực vật lưỡng bội giả định với bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b và D, d nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn, ở quần thể loại này xuất hiện các dạng thể ba nhiễm tương ứng với các cặp NST kể trên và các thể đột biến đều có sức sống và khả năng sinh sản. Biết rằng không có các dạng đột biến khác, cho các phát biểu sau đây:

 (1) Ở loài này có tối đa 42 loại kiêu gen khác nhau về các cặp alen kể trên.

(2) Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.

(3) Có tối đa 34 loại kiêu gen khác nhau cùa các cơ thê mang đột biến.

(4) Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.

Tổ hợp các phát biểu đúng bao gồm:

   A. (1), (2), (3), (4).            B. (1), (2), (3).                   C. (2), (3), (4).                  D. (1), (2).

Câu 118: một loài thực vật lưỡng bội, mỗi tính trạng do một cặp alen trội lặn hoàn toàn chi phối. Tiến hành phép lai giữa 2 cây (P) có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng giao phấn với nhau thu được Fl, có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình trội về một tính trạng chiếm 50%. Biết rằng không có đột biến xảy ra, diễn biến giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái như nhau, về mặt lí thuyết cho các phát biểu sau đây?

(1) F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

(2) Chỉ có 3 kiểu gen được tạo ra ở các cá thể đờ Fl.

(3) Ti lệ cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen chiếm 50%.

 

(4) Trong tổng số cá thể Fl số cây mang 2 kiểu, hình trội chiếm 50%. Theo lí thuyết trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

   A. 4.                                  B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 119: Ở một giống lúa (Oryza savita jp) các nhà khoa học nghiên cứu 2 tính trạng chiều cao cây và khả năng kháng mặn, trong đó alen A chi phối thân cao trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp, alen B chi phối khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng này, hai cặp gen phân li độc lập. Các hạt có kiểu gen bb không nảy mầm được trong đất nhiễm mặn và nếu trồng cây có kiểu gen bb trong dất mặn, cây cũng bị chết. Trong quá trình tạo giống lúa thân cao chịu mặn phù hợp với một số khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người ta cho 2 cây P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 trong ruộng không nhiễm mặn. Lấy các cây mạ thân cao mọc lên đem gieo ngoài ruộng ngập mặn và cho các cây này giao phấn với nhau tạo F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, về mặt lí thuyết cho các phát biểu dưới đây:

(1) Trong số các hạt F2 có 19,75% số hạt có kiểu gen đồng hợp.

(2) Các hạt F2 đem gieo trong đất ngập mặn, trong số các cây mọc lên có 8/9 số cây thân cao, chịu mặn.

(3) Trong số các cây F2 mọc lên, 100% số cây có khả năng kháng mặn.

(4) Trong số các cây thân cao, chống mặn ở F2 tỉ lệ cây đồng hợp 2 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen. Số phát biểu chính xác là:

   A. 1.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 120: Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng bệnh do một cặp alen trội, lặn hoàn toàn chi phối trong một gia đình người ta xây dựng được phả hệ sau đây:


Biết rằng alen gây bệnh không nằm trên NST Y. Một học sinh đưa ra các nhận xét về căn bệnh và gia đình kể trên như sau:

(1) Tất cả các cá thể bị bệnh đều mang alen chi phối bệnh.

(2) Có 15 cá thể trong phả hệ xác định được kiểu gen.

(3) Bệnh có thể do một alen lần nằm trên NST X không có alen tưong ứng trên Y chi phối.

(4) Người II.8 đang mang thai đứa con thứ 5, xác suất để đưa trẻ sinh ra là con trai bị bệnh là 25%.

Số phát biểu chính xác là:

   A. 1.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

---------------------------------------------------------- HẾT ----------

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g