Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Giải chi tiết câu bài tập phả hệ trong đề thi THPT Quốc Gia 2019


Trong đề thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học có câu phả hệ như sau:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H quy định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bị bênh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 gen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này:
I. Bệnh M do alen lặn quy định.
II. Có tối đa 6 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
III. Có tối đa 7 người dị hợp 2 cặp gen.
IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10-11 là 7/150.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. 
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Trích câu 120, mã đề 201
Hướng dẫn phân tích và giải
* Xét bệnh M, theo đề cho ta có thể quy ước kiểu gen và kiểu hình như sau:
- HH: bệnh M
- hh: không bệnh
- Hh: bệnh M ở nam; không bệnh ở nữ

Như vậy ta có thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh N trong phả hệ của những người nam không bị bệnh (hh) và nữ bị bệnh (HH).
+ Nam không bị bệnh N (hh): (2), (4) và (9).
+ Nữ bị bệnh N (HH): (8)
+ Con gái (5) không bệnh (H-) có bố (2) không bệnh (hh) => kiểu gen của con gái (5) là Hh.
+ Tương tự người con trai (6) bị bệnh (H-) nhưn có bố (2) không bệnh (hh) => kiểu gen của người con trai số (6) là Hh.
+ N mẹ số (1) không bệnh (-h) và người chồng số (2) không bệnh N (hh), nhưng có con gái (5) và con trai (6) đều có kiểu gen Hh => Kiểu gen của người mẹ số (1) phải là Hh.
+ Những người anh em (11), (12) và (13) đều có kiểu gen là Hh (vì bố của họ (9) có kiểu gen hh và mẹ của họ (8) có kiểu gen HH.
+ Người nữ số (3) không bện N (-h) nhưng có mẹ bị bệnh N (HH) => kiểu gen của người số (3) là Hh.
+ Kiểu gen của người nữ bình thường (-h) số (7) là (1/2Hh : 1/2hh) [các bạn tính bình thường của phép lai (3)Hh × (4)hh]
+ Kiểu gen của người nam bị bệnh (H-) số (10) là (1/5HH : 4/5Hh) [các bạn tính bình thường của phép lai (6)Hh × (7)(1/2Hh : 1/2hh)sau đó loại bỏ kiểu gen hh và tính lại tỉ lệ]

Như vậy xác xuất sinh ra con gái đầu lòng và không bị bệnh N và đồng hợp (hh) của cặp vợ chồng (10) – (11) là 4/5×1/4×1/2 = 1/10.

* Xét bệnh M
Ta thấy bố (1) và mẹ (2) bình thường nhưng sinh con (5) bị bệnh => bệnh do găn lặn quy định (đề đã cho nằm trên NST thường rồi nên nói cách khác là bện M do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
- Quy ước: M – không bệnh M; m – bệnh M.
+ Kiểu gen của những người bị bệnh M là (mm) gồm có: (3), (5) và (12).
+ Người số (5) bệnh (mm) => nhưng có bố và mẹ không bệnh => kiểu gen của bố mẹ (1) và (2) phải là Mm.
+ Người số (3) bị bệnh (mm) => người con số (7) bình thường phải có kiểu gen Mm.
+ Người số (12) bệnh (mm) => nhưng có bố và mẹ không bệnh => kiểu gen của bố mẹ (9) và (9) phải là Mm.
+ Kiểu gen của người số (6) và số (11) không bệnh (M-) là (1/3MM : 2/3Mm).
+ Kiểu gen của người số (10) không bệnh (M-) là (2/5MM : 3/5Mm).

Vậy, xác suất sinh con không bị bệnh M và có kiểu gen đồng hợp (MM) của cặp vợ chồng (10) – (11) = 7/15.

Qua phân tích trên và so với các dữ kiện của đề ta thấy chỉ có ý (I) và (IV) đúng.

Xem thêm: Bài tập di truyền phả hệ Hay và Khó

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g