30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Dayhoc.org là hệ thống trắc nghiệm sinh học trực tuyến (online) phù hợp với các em đang ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học. Qua website các em không những làm quen với hình thức làm bài trắc nghiệm, tạo tâm thế nhứ thi thật trong quá trình làm bài mà còn được hỗ trợ bở giáo viên thông qua kênh tin nhắn, diễn đàn.
Để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập tại dayhoc.org, mình có một số lưu ý với các em đang sử dụng bộ tài liệu Tiếp Cận Kì Thi THPT Quốc Gia 2018 và Phòng Luyện trong hệ thống trắc nghiệm một số nội dung sau:
Để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập tại dayhoc.org, mình có một số lưu ý với các em đang sử dụng bộ tài liệu Tiếp Cận Kì Thi THPT Quốc Gia 2018 và Phòng Luyện trong hệ thống trắc nghiệm một số nội dung sau:
1. Mỗi tuần phải hoàn thành ít nhất một bài kiểm tra
Sau khi ôn luyện một chuyên đề trong bộ tài liệu (lí thuyết + bài tập mẫu trong bộ tài liệu mà các em đang có. Các em cũng nên hoạch định kế hoạch rõ ràng cho mình là ít nhất mỗi tuần phải làm một đề. Trước khi mở đề các em phải chuẩn bị tâm lí sẵn sang như kiểm tra thật như chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như bút màu, giấy nháp, máy tính cầm tay,...; Trong quá trình làm bài các em phải sử dụng tối đa nguồn lực của mình từ các đọc đề, xử lí đề bài cũng như không nên nộp bài khi còn nhiều thời gian để kiểm tra lại; Sau khi hoàn thành các em cần xem lại và tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện những câu mà các em đã làm sai hoặc chưa làm được. Khi nào xong việc hoàn thiện bài làm sau khi nộp bài là hết sức cần thiết trước khi mở đề khác của cùng chuyên đề). Và lặp lại quá trình này cho đến khi tất cả các đề phải đạt được số điểm mà mục tiêu các em cần phải đạt trong kì thi chính thức.2. Chỉ hỏi bài sau khi đã dành nhiều thời gian để giải mà vẫn chưa được
Sau khi nộp bài và hoàn thiện những câu mà các em chưa làm được hoặc làm sai, các em đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ mà vẫn chưa làm được thì hãy hỏi giáo viên thông qua kênh tin nhắn hoặc diễn đàn. Ở đó thầy sẽ hỗ trợ cách giải quyết hợp lí nhất để em hoàn thành bài kiểm tra. Làm như vậy tuy tốn nhiều thời gian nhưng lợi ích cho các em rất nhiều về mức hiểu bài cũng như khắc sâu kiến thức vào bộ nhớ. Qua đó sẽ giúp các em tăng khả năng xử lí đề, nhận dạng và giải những bài tương tự rất nhanh sau này nếu gặp lại.3. Hãy quản lí tiến trình học tập thông qua điểm số được lưu trong hồ sơ học tập
Tất cả các bài làm của em cũng như điểm sô được quản lí trong hồ sơ cá nhân của mình. Hãy xem lại điểm số qua mỗi lần kiểm tra để thấy sự tiến bộ của mình. Và không ngừng nỗ lực để nâng cao điểm trong hồ sơ (điểm của mỗi chuyên đề là điểm trung bình của tất cả các lần kiểm tra của chuyên đề đó). Hãy làm nhiều bài kiểm tra ở mỗi chuyên đề để nâng cao điểm số của mình lên (mỗi lần mở đề các em sẽ có một đề mới). Đó là đánh giá khác quan về năng lực của mình, qua đó có kế hoạch ôn luyện để chuẩn bị tốt nhất có thể cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới!4. Muốn đạt điểm 9-10 trong kì thi chính thức thì phải biết cả cách giải thuận và giải nghịch cho mỗi bài tập khó
Thông thường thì giải thuận sẽ dễ hơn nhưng tốn nhiều thời gian. Cho nên các em cần phải biết cách giải nhanh sau khi nắm vững bản chất của từng cách giải thuận thông thường; Nhưng cũng lưu ý là cách giải nhanh không phải lúc nào cũng dùng được (mà đôi khi cũng có các điều kiện ràng buộc nào đó) nên các em cũng phải biết cách giải theo bản chất để kiểm tra lại kết quả (thử lại). Mặc khác giúp ta tự tin và dễ nhớ và tốc độ xử lí đề thi nhanh hơn!
Chúc các em học tốt và đạt được mục tiêu của mình!
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!