Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Đề thi thử trường THPT Chuyên Bắc Kạn lần 1 - 2017

Câu 1. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 2 .Theo Men Đen, nội dung của quy luật phân li là:
A. Mỗi nhân tố di truyền(gen) của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền( alen) của bố hoặc mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội:1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen vơíi tỉ lệ 1: 2:1.
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 3. Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
A. Chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.
B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.
C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.
D. Cơ chế nhiễm sắc thể giới tính
Câu 4. Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 5. Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?
A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
C. Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
Câu 6. Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
B. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều di truyền tế bào chất.
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
Câu 7. Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.
D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 8. Men Đen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiẹm của mình để:
A. Xác định các cá thể thuần chủng
B. Kiểm tra giả thuyết nêu ra
C. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 10. Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A.Vì nhiễm sắc thể X mang nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y.
B. Vì nhiễm sắc thể X có đoạn mang gen còn Y thì không có gen tương ứng.
C. Vì nhiễm sắc thể X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
D. Vì nhiễm sắc thể X dài hơn nhiễm sắc thể Y.
Câu 11. Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Câu 12. Ở người gen A qui định mắt đen trội so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
A. Mẹ mắt đen(AA) x Bố mắt xanh(Aa).
B. Mẹ mắt xanh(Aa) x Bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA).
D. Mẹ mắt đen(Aa) x Bố mắt đen (Aa).
Câu 13. Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%
A. Các gen có xu hướng không kiên kết với nhau.
B. Các gen có xu hướng kiên kết là chủ yếu.
C. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 crômatit của cặp tương đồng.
D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo
Câu 14. Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng
A. khởi động.
B. vận hành.
C. điều hoà.
D. kết thúc.
Câu 15. Theo Men Đen, với n cặp gen di hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?
A. Số lượng các loại kiểu gen là $2^n$
B. Số lượng các loại kiểu gen là $3^n$
C. Số lượng các loại kiểu gen là $4^n$
D. Số lượng các loại kiểu gen là $5^n$
Câu 16. Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:
♂ AABbCcdd x ♀ aabb Cc Dd
Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là:
A. $\frac{9}{16}$
B. $\frac{4}{16}$
C. $\frac{3}{16}$
D. $\frac{1}{4}$
Câu 17. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 18. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:
A.Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân
B. Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Câu 19. Theo Men Đen , mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Một nhân tố di truyền quy định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định
D. Hai cặp nhân tố DT quy định.

Câu 20. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Men Đen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu được di truyền độc lập vì:
A. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. F2 có 4 kiểu hình
C. Tỷ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
D. F2 Xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 21. Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính như thế nào?
A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới .
B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính.
C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.
D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính.
Câu 22. Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10 loại kiểu gen.
B. 54 loại kiểu gen.
C. 28 loại kiểu gen.
D. 27 loại kiểu gen.
Câu 23. Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?
A. sợi nhiễm sắc.
B. crômatit ở kì giữa.
C. sợi siêu xoắn.
D. nuclêôxôm.
Câu 24. Kết quả lai thuận và lai nghịch ở F1và F2 giống nhau thì rút ra được kết luận: tính trạng bị chi phối bởi
A. Gen nằm trên NST thường.
B. Ảnh hưởng của giới tính.
C. Gen nằm ở tế bào chất.
D. Gen nằm trên NST giới tính.
Câu 25. Điều nào không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị?
A. Để xác định sự tương tác giữa các gen.
B. Để xác định trình tự các gen trên cùng một NST.
C. Để lập bản đồ di truyền NST.
D. Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST.
Câu 26. Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây là không đúng?
A. Ở người : XX- nữ, XY- nam.
B. Ở ruồi giấm: XX- đực, XY- cái.
C. Ở gà: XX- trống, XY- mái
D. Ở lợn: XX- cái, XY- đực.
Câu 27. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có một loại gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 13:3.
B. 9: 3: 4.
C. 9: 6: 1.
D. 9: 7.
Câu 28. Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?
A. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
B. Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài ảnh hưởng đến giới tính.
C. Phát hiện các yếu tố của môi trường trong ảnh hưởng đến giới tính.
D. Phát hiện các gen trên NST giới tính.
Câu 29. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbdEe.
Câu 30. Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?
A. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
B.Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
D. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
Câu 31. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là:
A. Những tính trạng số lượng.
B. Những tính trạng giới tính.
C. Những tính trạng chất lượng.
D. Những tính trạng liên kết giới tính.
Câu 32. Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái bị mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. $X^MX^M × X^mY$.
B. $X^MX^M × X^MY$.
C. $X^MX^m × X^MY$.
D. $X^MX^m × X^mY$.
Câu 33. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ.
C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
Câu 34. Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?
A. Tác động của con người.
B. Điều kiện môi trường.
C. Kiểu gen của cơ thể.
D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 35. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 36. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.
B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.
D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 37. Mức phản ứng là
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 38. Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập.
B. liên kết không hoàn toàn.
C. liên kết hoàn toàn.
D. tương tác gen.
Câu 39: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
C. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 40. ADN nhiễm sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng tự nhân đôi.
B. Có cấu trúc xoắn vòng.
C. Nằm trong nhân tế bào.
D. Có số lượng nuclêôtit như nhau.
Mọi góp ý xin vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Các bạn có thể theo dõi các đề thi thử môn sinh học 2017 thường xuyên được cập nhật trên trang này nhé!

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g