Chuyển đến nội dung chính

DNA và cơ chế tái bản DNA

 DNA VÀ CƠ CHẾ TÁl BẢN DNA YÊU CẦU CẦN ĐẠT Dựa vào cấu trúc hoá học của phân tử DNA, trình bày được chức năng của DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp đặc hiệu A-T và G-C. Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau. Một phân tử hữu cơ cần phải có các đặc điểm cấu trúc như thế nào để có thể đảm nhận chức năng của một vật chất di truyền? I. CHỨC NĂNG CỦA DNA DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền dưới dạng trình tự các nucleotide trong các phân tử DNA là đủ lớn và đa dạng nên bộ máy phân tử của tế có thể tạo ra mọi đặc điểm của tế bào và cơ thể sinh vật. Không những chứa được nhiều thông tin, DNA còn có khả năng tái bản chính xác, nhờ vậy thông tin di truyền của tế bào được truyền đạt gần như nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Hình 1.1 cho thấy, đặc điểm cấu trúc của DNA phù hợp với chức năng n

Bài trình chiếu sơ đồ tư duy với ppt: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học được khuyến khích bởi những lợi ích vượt trội của nó đối với người học. Tuy nhiên nếu sử dụng không đung nguyên tắc thì nó không những không đem lại những lợi ích đó mà còn gậy hoang mang cho người học. Về chủ đề này HQB cũng đã từng chia sẻ nhưng kinh nghiệm trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.

Trong bài này HQB chia sẻ với thầy cô một bài giảng bằng sơ đồ tư duy mà HQB đã soạn năm 2008 với phần mềm Imindmap và xuất ra file ppt để trình chiếu. Trong quá trình soạn bài này HQB đã được sự đóng góp từ nhiều thầy cô có kinh nghiệm trong sử dụng sơ đồ tư duy ở diễn đàn dayhocintel.net. Với bài soạn này có thể giúp ích cho thầy cô định hình cho cộng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. Mỗi thầy cô có thể thiết kế phù hợp với cá nhân mình, dù sao nó vẫn là công cụ hỗ trợ trình chiếu, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức từ nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Từ đó học sinh thiết kế sơ đồ tư duy cho riêng mình.

Một điều lưu ý rất quan trọng với việc sử dụng sơ đồ tư duy là kích thích tính sáng tạo cá nhân, vì vậy thầy cô không nên áp đặt học sinh phải thiết kế giống một sơ đồ có sẵn. Hoặc thiết kế sẵn rồi yêu cầu học sinh học thuộc. Đối với học sinh thì phải biết tự thiết kế riêng cho mình sơ đồ tư duy từ nội dung các loại tài liệu (có thể tham khảo các sơ đồ tư duy của thầy cô và các bạn,...). Khi sơ đồ tự thiết kế và đúng nguyên tắc thì mới tận hưởng được những lợi ích của sơ đồ tư duy mang lại.

Hôm nay HQB chia sẻ với thầy cô và các em học sinh bài trình chiếu sơ đồ tư duy trong ppt bài: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT (bài 13, sinh học lớp 10- cơ bản). tải file: Trình chiếu bằng sơ đồ tư duy - bài 13 - sinh học 10

Thời điểm HQB soạn bài này là trên phần mềm iMindMap5, nhưng hiện nay phần mềm vẽ sơ đồ tư duy này đã cập nhật đến phiên bản 9.0 với nhiều tính năng rất hay. Thầy cô có thể tìm hiểu cài đặt và sử dụng.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g