Năm học 2022 Quảng Văn Hải đã phát hành bản mới nhất Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0 Trình bày đẹp hơn, mãu in đẹp hơn, đóng thành sách. Gộp lại 1 cuốn cho tiện mang theo. Cập nhật nội dung đã đề cập ở kỳ thi THPT Quốc Gia , đề minh họa và các đề thi thử mới nhất. Bổ sung phần trắc nghiệm sinh học 11 (trích từ các trường chuyên cả nước). Nâng cấp hệ thống hỗ trợ kiểm tra, hỗ trợ online Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0 sẽ giúp gì cho bạn? Hệ thống kiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt những nội dung sách giáo khoa chưa có điều kiện phân tích; những nội dung hay bị hiểu nhầm. Hơn 100 bài tập mẫu phủ kín các dạng bài tập sinh học THPT, các bài tập được trình bày dễ hiểu theo bản chất và cách giải nhanh nâng cao bằng công thức toán. Đặt biệt có lưu ý những nội dung hay lỗi mà học sinh thường gặp phải. Khoảng 2000 câu hổi trắc nghiệm được sắp xếp theo chuyên đề, các em có đủ bộ câu hỏi để tự luyện mà không cần phải mu
Các hocmon tham gia điều hòa sinh trứng cũng giống như điều hòa sinh tinh, có những hoocmon giống nhau bên cạnh đó cũng có những hoocmon khác, cụ thể các hoocmon tham gia vào cơ chế điều hoa sinh trứng gồm:
- GnRH
- FSH
- LH
- Ơstrôgen
- Prôgestêrôn
Cơ chế điều hòa sinh trứng:
Dưới tác dụng của môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoomon GnRH, GnRH kích thích lên tuyên yên, làm tiết yên tiết ra 2 loại hoocmon là FSH và LH.
![]() |
Cơ chế điều hòa sinh trứng |
- FSH kích thích phát triển nang trứng
- LH kích thích nang trứng chín, rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
Một số câu hỏi về cơ chế điều hòa sinh trứng
Phụ nữ uống thuốc tránh thai (chứa progestrogen hoặc progestrogen + estrogen) có thể tránh được mang thai, tại sao?
Khi uống thuốc tránh thai hằng ngày, nồng độ các hocmôn prôgestêron và ơstrôgen nhân tạo trong máu cao ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH. Do nồng độ các hocmôn GnRH, FSH, LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai
Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kì mang thai ở người sẽ không thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
- Sau khi rụng trứng, phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết progesteron, cùng với ostrogen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu (có mạng lưới mao mạch dày đặc) để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con.
- Nếu trứng không được thụ tinh (không có hợp tử, không có phôi), thể hoàng thoái hóa đi à không còn progesteron àniêm mạc tróc ra à chảy máu : hiện tượng kinh nghuyệt.
- Trong quá trình mang thai (trứng đã thụ tinh) à hợp tử phát triển thành phôi bám vào niêm mạc dạ con hình thành nhau thai (để nuôi phôi). Nhau thai tiết HCG (hoocmon kích dục nhau thai ) có tác dụng duy trì thể vàng à tiếp tục tiết progesteron à niêm mạc không bị tróc à không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
Thầy ơi, làm sao để học tốt môn sinh. Em thấy môn sinh có nhiều từ khó hiểu và rất khó nhớ.ví dụ như chức năng adn với chức năng của gen. Thường hay lẫn lộn ạ
Trả lờiXóaThầy ơi, làm sao để học tốt môn sinh. Em thấy môn sinh có nhiều từ khó hiểu và rất khó nhớ.ví dụ như chức năng adn với chức năng của gen. Thường hay lẫn lộn ạ
Trả lờiXóaHọc và học từ dễ tới khó, từ cơ bản đến nâng cao. Đừng bao giờ mong một ngày có thể học mọi thứ, phải học mỗi ngày một ít một cách kiên trì. Gặp khó khăn trong học tập thì tìm hiểu thêm các phương pháp học tập tích cực thử xem sao.
XóaThầy ơi sao uống thuốc tránh thai có chứa progesteron hoặc progesteron và ơstrogen có thể tránh thai mà vẫn có kinh nguyệt bình thường
Trả lờiXóa