30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Cơ quan hô hấp của chim bay có cấu tạo đặc biệt, gồm đường hô hấp, phổi và túi khí. Cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp của chim thể hiện sự thích nghi cao với hoạt động bay lượn.
1. Đường hô hấp
Từ khe họng dẫn đến thanh quản gồm sụn nhẫn và sụn hạt cau. Ở chim 2 sụn này không tham gia phát thanh vì chúng có cơ quan phát thanh riêng được gọi là minh quản (syrinx). Minh quản nằm ngay ở nơi phân khí quản thành 2 phế quản, cấu tạo nói chung giống với thanh quản. Chim có 2 loại dây thanh dài ngắn khác nhau, nhờ cơ hót hoạt động rất linh hoạt nên phát ra tiếng kêu rất đặc trưng.
2. Phổi
Phổi của chim nhỏ, là 1 túi xốp, ít giãn nở vì ẩn sâu vào gốc xương sườn, có vô số các vi khí quản. Phổi chim có dung tích lớn, diện tích mao mạch rất lớn có nhiều phế nang và tiểu phế nang.
3. Túi khí
Phế quản đi tới phổi tạo ra các vi khí quản, xuyên qua thành phổi tạo thành các túi đặc biệt gọi là túi khí. Ngoài các túi chính nằm ở phần bụng và phần ngực, còn có các túi nhỏ len lỏi trong nội quan. Chim có 9 túi (1 túi lẻ, 1 đôi túi ở cổ, 2 đôi ở ngực, 1 đôi túi bụng). Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, chứa nhiều không khí nên có thể thực hiện hô hấp kép khi chim bay, làm nhẹ cơ thể, điều hòa thân nhiệt .
Động tác hô hấp của chim rất đặc trưng và có hiệu quả rất cao:
– Khi chim không bay (khi chim nghỉ), sự hô hấp được thực hiện do cử động lồng ngực nhờ các cơ gian sườn.
– Khi bay, do cơ ngực hoạt động chim không thể hô hấp bằng co giãn lồng ngực mà phải thở bằng hệ thống túi khí. Khi nâng cánh túi khí nở ra và hút không khí từ mũi vào khí quản, đến phế quản, qua phổi vào túi khí sau (chiếm khoảng 75% lượng khí), các túi khí sau là nơi dự trữ không khí sạch. Khi đập cánh, nội quan ép vào túi khí, không khí lại từ túi khí sau qua phổi đến các túi khí trước và đi ra ngoài.
![]() |
Sự trao đổi khí của chim (theo Raven) |
- Chu kỳ 1 là hít vào (màu đỏ): không khí đi vào khí quản, vào túi khí phía sau, sau đó đi vào phổi;
- Chu kỳ 2 không khí đi từ phổi đi vào các túi khí trước sau đó đi qua khí quản. Sự di chuyển của không khí qua phổi là trực tiếp từ phía sau ra phía trước (từ bên phải qua bên trái của sơ đồ)
Hoàng Vân
thầy ơi, hình "sự trao đổi khí ở chim" có sai đâu không ạ, em nhìn không được hiểu lắm, hy vọng thầy giải thích giúp em hình ảnh này ạ, em cảm ơn thầy.
Trả lờiXóatheo e đc học thì ở chim phổi ko có phế nang chứ ạ?
Trả lờiXóaphổi chim không có phế nang, chỉ có ống khí, hình bị ngược rồi.
Trả lờiXóaCác bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cấu tạo và hoạt động hô hấp của chim tại link: http://people.eku.edu/ritchisong/birdrespiration.html
Trả lờiXóaThầy ơi sao ở chim khi thở ra trong túi khí sau lại có 02 để đẩy co2 ra ngoài
Trả lờiXóaEm nghĩ là các túi khí đều chứa co2 rồi thì 02 đọng lại ở đâu . Có phải đấy là o2 tồn tại của các mao mạch ở túi khí không ạ