30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Trong các dạng bài tập di truyền học phân tử, dạng bài tính xác suất xuất hiện các bộ ba là dạng bài tập sinh học tương đối mới và khó. Toán xác suất trong di truyền học phân tử tôi đã đưa ra một số bài để các bạn làm quen. Tuy nhiên hôm nay có tham khảo 1 số bài của thầy Ngô Hà Vũ, mình thấy khá hay nên bổ sung để các bạn có thêm nguồn tư liệu tham khảo.
VD1: Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G :
A. 5,4%
B. 6,4%
C. 9,6%
D. 12,8%
Giải:
A= 4/10; U = 3/10 ; G = 2/10; X = 1/10. Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G = $\frac{4}{10} \times \frac{4}{10} \times \frac{2}{10}\times C^1_3 = 9,6%$
VD2: Có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A?
A. 37
B. 38
C. 39
D. 40
Giải:
Số bộ mã không chứa A (gồm 3 loại còn lại) = $\to$ số bộ mã chứa A = ${{4}^{3}}\text{-}{{3}^{3}}$ = 37
VD3: .
Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X = 1:3:2:4. Tính theo lý thuyết tỷ lệ bộ ba có chứa 2A là:
A. $\frac{1}{1000}$
B. $\frac{27}{1000}$
C. $\frac{3}{64}$
D. $\frac{3}{1000}$
Giải:
Tần số: A = 1/10, U = 2/10, G =3/10, X = 4/10.
Một bộ chứa 2A và 1U (hoặc 1G hoặc 1X)
+ Xét 2A và 1U có 3 cách sắp: AAU, AUA, UAA $\to$ Tỉ lệ: $3\times {{\left( \frac{1}{10} \right)}^{2}}\times \frac{2}{10}=\frac{3}{500}$. .
+ Xét 2A và 1G $\to$ Tỉ lệ: $3\times {{\left( \frac{1}{10} \right)}^{2}}\times \frac{3}{10}=\frac{9}{1000}$.
+ Xét 2A và 1G $\to$ Tỉ lệ: $3\times {{\left( \frac{1}{10} \right)}^{2}}\times \frac{4}{10}=\frac{3}{250}$= 3/250 .
=> Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba chứa 2A là: 3/500 + 9/1000 + 3/250 = 27/1000.
* Bạn có thể giải tắt: $3\times {{\left( \frac{1}{10} \right)}^{2}}\times \left( \frac{2}{10}+\frac{3}{10}+\frac{4}{10} \right)$ = 27/1000.
Bài viết có tham khảo và sử dụng tư liệu của thầy Ngô Hà Vũ.
Hay lắm thầy ạ. :D
Trả lờiXóaTừ 4 loại nucleotit A, T, G, X có thể tạo ra được bao nhiêu bộ ba mã hóa axít amin mà mỗi bộ ba chỉ chứa 1 A, 1 T và một loại nucleotit khác?
Trả lờiXóaThầy ơi giải hộ em bài này
1×1×2×3!=12
XóaGiải hộ bài này thầy ơi
Trả lờiXóaTrong tự nhiên có bao nhiêu loại mã di truyền mà trong đó có chứa ít nhất 2 nucleotit loại A
thầy ơi bài này làm tn ạ?
Trả lờiXóaNếu các nucleotit được sắp xếp ngẫu nhiên trên một phân tử ADN có 107 cặp nucleotit, có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/3. Số lần trình tự 5’-GGXA-3’ được trông đợi xuất hiện là:
làm sao để tính xác suất chỉ có 1A v thầy
Trả lờiXóa