Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Bạn có biết không? mọi em bé đều là thiên tài

Cha mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được khỏe và thông minh. Ngày nay cho cha mẹ quan tâm con nhiều hơn, biết được tầm quan trọng của bố mẹ trong quá trình giáo dục con từ sớm chứ không phải phó mặc cho nhà trường nữa. Các bạn đang là những ông bố, bà mẹ hoặc chuẩn bị làm bố, làm mẹ chắc cũng nghe nói để con phát triển tốt về năng lựctrí lực thì quá trình giáo dục sớm đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng rất nhiều bố mẹ cứ nghĩ giáo dục sớm là dạy cho con biết đọc chữ, biết làm toán mà không quan tâm đến những thứ khác ở giai đoạn vàng ở trẻ. Đôi khi chúng ta giáo dục sớm không đúng cách, không những làm cho con khỏe hơn, thông mình hơn mà còn có thể gây tác dụng ngược đó.

Vợ chồng Hải Quảng cũng đang có con nhỏ và cũng đang tìm hiểu về chương trình giáo dục sớm, qua tìm hiểu nhiều sách, tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan thì mình cũng muốn trích lại để các bạn có thể tham khảo. Bởi vì mình biết hiện nay không ít ông bố, mà mẹ bỏ tiền hàng chục triệu thậm chí vài chục triệu để mua đồ chơi, bộ dụng cụ giáo dục sớm cho con nhưng kết quả là tiền mất nhưng kết quả thì ngược lại với mong muốn. Trược khi bạn áp dụng gì thì bạn cần hiểu cơ sở khoa học của nó, đùng lấy con mình ra làm thí nghiệm theo những lời đồn đoán bay bổng của các nhà quảng cáo, những nhà sản xuất đồ chơi trẻ em. Ở đây mình không nói bạn theo phương pháp nào mà mình sẽ trích lại một số nội dung nghĩ rằng sẽ giúp ích cho những ông bố, bà mẹ trẻ. Và sau đây là nội dung bài chia sẻ đầu tiên với tiêu đề: Bạn có biết không? mọi em bé đều là thiên tài

1. Càng nhỏ đầu óc càng thông minh

Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh đấy! Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc đấy! Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý, một nhà giáo dục nổi tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh – sinh con, khác với noãn sinh- đẻ trứng), và nói “Người lớn thì mất hẳn, nhưng đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của các đấng thần thánh, từ khi mới ra đời, trẻ hấp thụ các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng khả năng này lại nhanh chóng biến mất”.

Khả năng tiếp thu này càng gần với lúc mới sinh, càng lớn. So với trẻ 0- 2 tuổi, thì người lớn không sao lại được với sức tiếp thu đó. Thế nhưng, vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy, mà bố mẹ không biết, không tạo ra một kích ứng mang tính giáo dục nào cho trẻ, đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh chóng biến mất. Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có kích ứng giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh. Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất kể kích ứng giáo dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng. Không chỉ đơn thuần là tri thức đơn giản, và lứu nhớ, mà có tố chất thắng được cả những máy tính tối tân nhất. Những thông tin được nạp vào trong thời kỳ này được nhập nguyên xi vào vùng tri thức tiềm tài, cũng như máy tính được nạp dữ liệu tỉ mỉ, chúng có khả năng tư duy và suy luận rất độc lập. Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vạo khả năng ghi nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu óc người lớn không thể có), khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng này, khả năng như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, bé nào cũng có.

2. Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu sau khi sinh

Cho đến thời kỳ này, trong đầu của trẻ có một bộ phận đặc biệt học từ ngữ một cách tự nhiên, nó không liên quan tới hoạt động của môi trường xung quanh, tự nó bật ra tiếng nói. Hóa ra là như thế. Chính xác là trong đầu của trẻ có một bộ phận bẩm sinh tiếp thu ngôn ngữ ưu tú, khác hẳn với vượn người hay những động vật khác không hề có bộ phận này. Tuy nhiên, phát sinh một sự hiểu lầm cho rằng bộ phận này không hề liên quan tới môi trường xung quanh trẻ. Bạn phải hiểu rằng, hoạt động của đầu óc, trưởng thành dần lên cùng với việc ứng đối lại các kích ứng từ thế giới bên ngoài. Với trẻ nhỏ, từ khi được sinh ra, hãy dạy trẻ nhiều từ ngữ phong phú. Như vậy, đầu óc với khả năng tiếp thu tốt, sẽ hấp thu những từ ngữ đó, tích tụ lại, và khi nói bật được ra, là một kho tàng từ ngữ phong phú. Trẻ nhỏ không phải vừa lý giải nghĩa của từ ngữ rồi mới nhớ. Ban đầu chỉ là những âm thanh đơn giản, từ ngữ ngấm vào vùng tri thức tiềm tài trong não của trẻ. Khả năng lý giải của trẻ tiến bộ dần lên, phần tri thức tiềm tài cũng được tích lũy hơn, đến lúc những từ ngữ mà trẻ không hiểu nghĩa đã nằm sẵn trong phần tri thức tiềm tài cũng trở nên có ý nghĩa. Với mức xử lý thông tin bằng khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những vấn đề ngữ pháp hóc búa. Thế nhưng, nhiều người không hề biết, và cứ nghĩ, ngôn ngữ, biết nói, là chuyện tự nhiên của trẻ.

Trẻ ngoan ngoãn không phải mất công chăm sóc đã mừng, rồi không biết cho trẻ vận động thế nào, chỉ đơn thuần cho trẻ ngủ yên trong nửa năm sau khi sinh, thì đến khi 2 tuổi, hay 3 tuổi, trẻ cũng không biết nói, thành trẻ chậm phát triển. Trẻ nhỏ từ thiên tài, trở thành một con người bình phàm, không có cách nào làm cho trẻ trở lại thành thiên tài được nữa. Trẻ nhỏ, chỉ trong có 6 tháng sau khi sinh, tùy vào hành động của người mẹ, mà có sự biến chuyển khác hẳn nhau. Hành động của người mẹ thời kỳ này toàn mắc sai lầm, sẽ làm thui chột tố chất thiên tài bẩm sinh của trẻ. Người ta nói, mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não. Trong thời kỳ này, không được để mặc trẻ lớn lên mà không có bất kỳ một kích hoạt nào. Càng là những kích hoạt tốt trong giai đoạn này, càng giúp trẻ lớn lên có khả năng ưu tú vượt trội đáng ngạc nhiên.

3. Tác hại ngoài sức tưởng tượng của TV

Nói về tính quyết định từ các ấn tượng nhận được từ thế giới bên ngoài đầu tiên của trẻ sơ sinh, học giả so sánh vận động người Úc tên Lorenz đã chỉ trích “ Học tập của động vật (kể cả người), nhất là học tập khi mới ra đời, là hiện tượng gọi là khắc ấn (ghi sâu vào trí não). Ví dụ như, loài chim như vịt trời, ngỗng, vịt ( là loài chim vừa ra khỏi vỏ trứng đã có đầy đủ lông khắp mình và bước đi bằng chân được) thì có bản năng đi theo vật gì di động trước mắt nó khi nó vừa ra khỏi vỏ trứng. Đối với gà con, cái vật di động đầu tiên nó nhìn thấy thường là gà mẹ. Việc đi theo gà mẹ là an toàn và là sự sinh tồn của nó nên gà con có hành động đi theo mẹ là hợp lý. Hành động đi theo con mẹ của vịt trời, ngỗng, vịt, gà cho đến nay được lý giải là hành động có tính bản năng, thế nhưng, cần phải cải chính thêm một chút. Là gà/ chim con sau khi nở, cái vật di động đầu tiên nó nhìn thấy nó đều đi theo, bất kể có phải là gà mẹ/ chim mẹ cùng loài của nó hay không. Tồn tại một qui luật như vậy, gọi là qui luật khắc ấn. Ví dụ như, vật di động đó là một người, thì gà con cũng đi theo người đó. Nếu vật di động là con gà bằng nhựa chạy dây cót, thì gà con cũng không đi tìm mẹ gà thật của nó, mà chạy theo con gà nhựa dây cót đó ngay... Qui luật khắc ấn mà Lorenz nói có một ý nghĩa to lớn. Vì nó đúng với cả con của người. Trong môi trường mà trẻ được sinh ra, đâu cũng có Ti vi.

Nếu cho trẻ 1 tháng rưỡi tuổi nghe bằng tai, nhìn bằng mắt cái ti vi đang bật, trẻ sẽ khắc ấn các hình ảnh/ âm thanh của TV ngay. Như vậy, không còn phản ứng với tiếng nói thật của người mẹ, mẹ có cho xem, có nói chuyện cho nghe, có hát cho nghe thì trẻ cũng không phản ứng nữa. Với những trẻ em này, đến 2, 3 tuổi thường có những biểu hiện sinh hoạt như sau : 

  1. Không nói
  2. Không nhìn vào ánh mắt của mẹ
  3. Quá hiếu động, không thể ngồi yên
  4. Thích chương trình quảng cáo của Tivi, hát các bài hát quảng cáo
  5. Khó tự lập. Không tự làm các việc xung quanh của mình
  6. Không biết thế nào là nguy hiểm
  7. thích máy móc, nhanh nhớ các thao tác
  8. biểu hiện một số ưu việt về tri thức. 
Việc khắc ấn của TV vào đầu óc trẻ như vậy, sẽ tiếp diễn tới khi trẻ được 2 tuổi. Với trẻ 2 tuổi, mỗi ngày cho xem TV 5,6 tiếng đồng hồ, cũng có xu hướng trở thành những trẻ như kể trên. Không cho trẻ xem TV đã được nhiều người nói đến, là bởi vì, đối thoại một chiều, trẻ chỉ có nghe mà không đối đáp lại, nên trẻ trở nên chậm biết nói.


Không những vậy, cần phải biết một việc nguy hiểm sâu sắc hơn, đó là nguy hiểm vì bị khắc ấn. Với những trẻ như vậy, không có phản ứng với giọng thật của người mẹ, thì chữa trị bằng cách, cho trẻ nghe băng cát sét lặp đi lặp lại câu “Bé ... ơi” “Bé... ơi”, dần dần bé có phản ứng lại khi được gọi tên như vậy, mở đường để mẹ con nói chuyện với nhau. Qua đây, chúng ta cũng học được tầm quan trọng của KHẮC ẤN.

4. Để tạo kích ứng tri giác cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ mới sinh, 1 tuổi càng được kích ứng trong môi trường giáo dục cao độ, tố chất thiên tài càng ngấm vào người hơn. Như phần trên đã nói, càng gần với lúc mới sinh, ở trẻ càng có khả năng cao độ thần kỳ để nhập tâm. Tuy nhiên, khả năng thần kỳ này nếu không gặp được môi trường tốt, nó sẽ biến mất rất nhanh. Ngược lại, gặp môi trường tốt, được huấn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần, khả năng bẩm sinh này sẽ định hình và thể hiện ra được. Đây là món quà thích nghi môi trường mà trẻ nhỏ được ban tặng tự nhiên. Vì có tố chất này mà trẻ nhỏ dù có được sinh ra trong xã hội cao độ đến đâu chăng nữa, vẫn có thể thấm vào mình tố chất tốt đẹp và phát huy được chúng. Khi trẻ nhỏ trong khoảng 0 đến 1 tuổi, đa phần các bà mẹ chỉ có thể làm được việc cho con nghe nhạc. Cài này là một sự hiểu lầm lớn. Có rất nhiều việc khác nữa mà các bà mẹ có thể làm. Nếu thời kỳ 0-1 tuổi cứ để mặc con trẻ, tới 2,3 tuổi rồi mới bắt đầu kích ứng giáo dục, thì hiệu quả đạt được có sai khác rất lớn. Càng là thời kỳ 0-1 tuổi, nếu tạo nhiều kích ứng cho trẻ trải nghiệm thì tố chất của trẻ sẽ đạt tới đỉnh cao tuyệt vời. Thời kỳ 0-1 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất về mặt giáo dục. Để tạo kích ứng tri giác cho trẻ, đó là những cơ hội để phát triển tri giác, phải tạo được nhiều kích ứng nhất có thể. Vừa mới chào đời, thông qua 5 giác quan của mình, trẻ tìm hiểu và biết về thế giới xung quanh, và khả năng thích ứng với thế giới xung quanh cũng lớn lên rất nhanh trong con người trẻ. Đầu tiên là qua 5 giác quan để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm. Khi đó, nếu trẻ có ngay đồ chơi xung quanh, thì 5 giác quan của trẻ cũng được hỗ trợ phát triển hơn. Hơn nữa, mỗi ngày tiếp xúc với người lớn dày kinh nghiệm, thì đó cũng là một sự kích ứng tri giác hàng đầu rồi.
Bài tiếp theo: Học của trẻ khác với học của người lớn

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g