Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Hỏi đáp bài prôtêin trong sinh học lớp 10

Các bậc cấu trúc protein - hoi dap môn sinh học lớp 10

Câu 1: Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000 độ C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng?

- Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin). 
- Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000 độ C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.

Câu 2: Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?

Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.

Câu 3: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

- Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…).
– Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).

Câu 4: Nêu chức năng của prôtêin?

– Prôtêin là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng sinh học của nó. Prôtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
– Prôtêin có một số chức năng chính sau:
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết, histon tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể….
+ Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể. Ví dụ: hêmôglôbin…
+ Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh…
+ Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào…
+ Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học…
+ Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn – phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu…
+ Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng…
+ Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây
– Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định.

Câu 5: Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin?

Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin:
– Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin.
– Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2.
– Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình cầu).
– Cấu trúc bậc bốn: khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit (cùng loại hay khác loại) phối hợp với nhau để tạo nên phức hợp prôtêin lớn hơn thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của prôtêin. Các chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hiđrô.
* Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng (do nhiệt độ cao, độ pH,…) là prôtêin đã mất chức năng sinh học (hiện tượng biến tính của prôtêin).

Câu 6: Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?

Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin:
– Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
– Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau.
– Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc $-CH_3$ của các axit amin) ở gần nhau, giữa chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
– Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin.

Câu 7: Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng?

- Collagenelastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo nên cấu trúc của da, lông, móng.
– Hoocmôn insulinglucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường glucô trong máu.
– Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit.
Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic trong máu…

Câu 8: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

- Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.

Nhận xét

  1. Bào quang sản xuất ra protein là gì vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Emzim lipaza đó có xúc tác cho phản ứng chuyển hoá protein thành axit amin không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không bạn nha(vì mỗi loại enzim có tác động đặc thù cho cơ chất) nếu chuyển hóa protein thành axit amin thì nhờ vào enzim proteaza

      Xóa
  3. tai sao khi bi benh lai cam thay khong muon an vay

    Trả lờiXóa
  4. tại sao mùa đông bôi kem chống nẻ lại có thể giữ ẩm cho da chống nứt nẻ

    Trả lờiXóa
  5. tại sao vào mùa đông khi bôi kem chống nẻ lại có thể giữ ẩm cho da k bị nứt nẻ

    Trả lờiXóa
  6. Vì sao biến tính ở protein lại xảy ra ở cấu trúc bậc 3

    Trả lờiXóa
  7. Vì sao biến tính lại xảy ra ở cấu trúc bậc 3

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vì cấu trúc bậc 3 là cấu tạo nên hình dạng ko gian ba chìu mà khi protein bị biến tính sẽ bị thay đổi hình dạng ko gian ba chìu

      Xóa
  8. loại liên kết hóa học chính góp phần tạo nên vai trò đặc biệt quan trọng của nước ?

    Trả lờiXóa
  9. Thầy ơi cho em hỏi
    Vì sao nói protêin là loại hợp chất hữu cơ đa dạng nhất trong tấ cả các đại phân tữ hữu cơ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với 20 loại aa khác nhau sẽ tạo ra bao nhiêu loại phân tử protein khác nhau nếu phân tử đó có 1000 aa. Hay nói cách khác là tính đa dạng của protein do số lượng, thành phần va trật tự sắp xếp của các aa trong nó.

      Xóa
  10. Dạ thầy ơi giúp em câu này với ạ: "Cho ví dụ về hiện tượng biến tính của protein"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước tiên em tìm hiểu về thế nào là biến thì và hồi tính của Protein? Em hiểu được thì thầy nghĩ em sẽ có câu trả lời.

      Xóa
  11. Thầy giúp em cho ví dụ về hiện tượng biến tính của protein với ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. EM nấu (hay thấy) canh cua hay canh trứng chưa? Nếu thấy thì em có thể đã quan sát hiện tượng rồi đấy!

      Xóa
  12. protein duoc tong hop trong bao quan nao? Lam sao te bao phan biet duoc loai protein nao can van vhuyen , loai nao ra khoi te bao, loai nao su dung cho te bao. protein van chuyen ra khoi co the bang cach nao

    Trả lờiXóa
  13. Thầy giúp em với ạ,chứng minh protein là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ

    Trả lờiXóa
  14. Thầy giúp em với ạ.
    "Tại sao protein lại quy định được đặc điểm của sinh vật" ạ

    Trả lờiXóa
  15. protein thụ thể trên màng sinh chất là vd của chức năng nào ạ

    Trả lờiXóa
  16. vì sao nói protein có tính đa dạng và đặc thù của ADN ? Khi đun sôi thì protein còn thực hiện với vai trò của mình hay không? giải thích.
    giúp e vs ạ!!!

    Trả lờiXóa
  17. Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt vs nhau bởi gì?

    Trả lờiXóa
  18. cho em hỏi cấu trúc chứa protein thực hiện chức năng vận chuyển các chất trog cơ thể là j ạ

    Trả lờiXóa
  19. Thưa thầy tại sao khi nhiệt độ cao lại làm cho protein bị biến tính ạ

    Trả lờiXóa
  20. Sữa vón cục có phải là sự biến tính của pr ko thầy

    Trả lờiXóa
  21. Thầy ơi khi cấu trúc ko gian 3 chiều bị thay đổi thì ảnh hưởng như thế nào đến trức năng của nó thầy giải hộ em với

    Trả lờiXóa
  22. Tại sao ADN biến tính bởi nâng nhiệt lên nhưng khi hạ nhiệt thì hồi tính còn protein thì không thể hồi tính?

    Trả lờiXóa
  23. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến tính của protein là gì

    Trả lờiXóa
  24. thầy ơi 3 hiện tượng bị biến tính trong thực tiễn cuộc sống là như thế nào thấy chỉ em với ạ

    Trả lờiXóa
  25. Nếu Ví dụ về hiện tương biến tính prôtêin, liên hệ vai trò của prôtêin. Giúp em với, tuần sau em thi Học kì

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g