30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Một số bài tập tự luận về phép lai một cặp tính trạng để các em học sinh làm quen với toán sinh học phần quy luật di truyền trước khi làm bài tập lai hai hay nhiều tính cũng như làm bài tập trắc nghiệm về quy luật phân li.
1. Ở ngô, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Hãy xác định:
a. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để $F_1$ có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp?
b. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để $F_1$ có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp?
c. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để $F_1$ có kiểu hình toàn thân cao?
2. Ở người, tính trạng nhóm máu được quy định bởi một gen có 3 alen là $I^A$, $I^B$, $I^O$. Sự tổ hợp
của từng nhóm hai alen với nhau tạo nên trong quần thể người các kiểu hình tương ứng với các kiểu gen như sau:
- Nhóm máu A có kiểu gen: $I^AI^A$, $I^AI^O$.
- Nhóm máu B có kiểu gen: $I^BI^B$, $I^BI^O$.
- Nhóm máu AB có kiểu gen: $I^AI^B$.
- Nhóm máu O có kiểu gen: $I^OI^O$.
a. Vì sao có 6 kiểu gen nhưng chỉ có 4 kiểu hình?
b. Những nhóm máu nào có thể xuất hiện ở thế hệ con thuộc gia đình sau đây: mẹ nhóm máu B, bố nhóm máu AB?
c. Để các con có đủ nhóm máu A, B, AB và O thì kiểu gen của bố mẹ về nhóm máu phải như thế nào?
3. Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy định. Người ta đem lai cây quả tròn với cây quả bầu. Thu được F1 đồng loạt quả tròn.
a. Từ kết quả trên ta kết luận được điều gì? Cho biết kết quả F2?
b. Dựa vào kết quả kiểu hình đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?
4. Đem lai F1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen khác nhau, thu được kết quả như sau:
a. Phép lai 1: F1 x cây I → F2-1: 298 cây chín sớm : 103 cây chín muộn.
b. Phép lai 2: F1 x Cây II → F2-2: 321 cây chín sớm.
c. Phép lai 3: F1 x Cây III → F2-3: 203 cây chín sớm : 199 cây chín muộn.
5. Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen trên NST thường quy định. Người ta thấy rằng trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh của người bố, điều có tầm vóc cao, Hai đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai có tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp.
a. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên?
b. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này?
c. Xác đinh xác suất để cặp bố mẹ nói trên sinh được:
3. Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy định. Người ta đem lai cây quả tròn với cây quả bầu. Thu được F1 đồng loạt quả tròn.
a. Từ kết quả trên ta kết luận được điều gì? Cho biết kết quả F2?
b. Dựa vào kết quả kiểu hình đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?
4. Đem lai F1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen khác nhau, thu được kết quả như sau:
a. Phép lai 1: F1 x cây I → F2-1: 298 cây chín sớm : 103 cây chín muộn.
b. Phép lai 2: F1 x Cây II → F2-2: 321 cây chín sớm.
c. Phép lai 3: F1 x Cây III → F2-3: 203 cây chín sớm : 199 cây chín muộn.
5. Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen trên NST thường quy định. Người ta thấy rằng trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh của người bố, điều có tầm vóc cao, Hai đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai có tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp.
a. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên?
b. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này?
c. Xác đinh xác suất để cặp bố mẹ nói trên sinh được:
- Một con tầm vóc thấp.
- Một con tầm vóc cao.
- Hai con tầm vóc thấp.
- Hai con tầm vóc cao.
- Một con trai tầm vóc thấp.
- Hai con gái tầm vóc cao.
thay oi lam gium, e bai 3
Trả lờiXóabài 5 lm sao vậy ạ
Trả lờiXóaở đây không có phần giải để so sánh kết quả ạ
Trả lờiXóaTrong blog sinh học này cũng có nhiều bài mẫu. em tham khảo và làm theo nhé!
XóaThầy ơi, bài 2 giải như nào ạ
Trả lờiXóaThầy ơi em xin file word được k ạ
Trả lờiXóa