30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Trong đề thi Olympic lớp 10 năm 2016 có câu bài tập yêu cầu tính số loại giao tử tối đa được tạo ra trong quá trình giảm phân phân I và II có sự phân li không đồng đều (rối loạn trong giảm phân) cụ thể như sau:
Xét một cơ thể có kiểu gen $AaBb\frac{DE}{de}XX$. Nếu trong quá trình tạo giao tử, có một số tế bào có cặp $Aa$ phân li không bình thường trong giảm phân I; một số tế bào khác có cặp $\frac{DE}{de}$ phân li không bình thường trong giảm phân II. Các cặp NST khác phân li bình thường. Số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ cơ thể trên là bao nhiêu? Biết rằng trong suốt quá trình tạo giao tử không phát sinh đột biến gen.
(Trích bài 2, câu 5, trang 7 sách tuyển tập đề thi Olympic 2016)
Hướng dẫn giải:
Để giải bài tập sinh học liên quan đến rối loạn trong quá trình giảm phân I và giảm phân II, ta lần lượt xét các cặp gen (tương ứng trên các cặp NST) như sau:- Xét cặp Aa:
+ Phân li không bình thường ở giảm phân I tạo ra 2 loại giao tử.
+ Phân li bình thường tạo ra 2 loại giao tử (A và a).
- Xét cặp Bb, phân li bình thường tạo ra 2 loại giao tử (B và b).
- Xét cặp NST giới tính XX, phân li bình thường tạo ra 1 loại giao tử.
- Xét cặp $\frac{DE}{de}$:
+ Không trao đổi chéo:
- Phân li bình thường, tạo ra tối đa 2 loại giao tử.
- Phân li không bình thường trong giảm phân II tạo ra tối đa 3 loại giao tử.
- Phân li bình thường, tạo ra thêm tối đa 2 loại giao tử.
- Phân li không bình thường trong giảm phân II, tạo ra thêm tối đa 2 loại giao tử.
Các em tự viết ký hiệu giao tử trong từng trường hợp để hiểu bản chất. Nếu chưa vững thì hãy xem lại một số bài tập cách viết giao tử trong trường hợp có xảy ra trao đổi chéo cũng như rối loạn trong quá trình giảm phân.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!