Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Trắc nghiệm sinh học 11 - Trích từ các đề thi thử 2018 [phần 6]

Phần 6 cũng là phần cuối chuyên mục tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm sinh học thuộc chương trình sinh học 11 được trích từ 34 đề thi thử của các trường THPT Chuyên và các Sở GD. Với tổng cộng 253 câu hỏi trắc nghiệm mà tôi cùng một số cộng tác viên đóng góp hy vọng sẽ hữu ích cho các em học sinh, các thầy cô giáo đang ôn thi THPT Quốc Gia 2018 cũng như những năm sau.
Xem thêm: Trắc nghiệm sinh học 11 - phần 5

30. Sở GD-ĐT Cần Thơ

Câu 218: Trong hệ sắc tố quang hợp của thực vật, sắc tố có khả năng chuyển quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH là
A. diệp lục a.
B. xantôphyl.
C. carôtenôit.
D. diệp lục b.
Câu 219: Quá trình tăng về kích thước của cơ thể sinh vật do tăng số lượng và kích thước tế bào được gọi là
A. sinh sản.
B. sinh trưởng.
C. phân hóa.
D. phát triển.
Câu 220: Hiện tượng thụ tinh kép có ở
A. thực vật Hạt kín.
B. dương xỉ.
C. thực vật Hạt trần.
D. rêu.
Câu 221: Một thí nghiệm được thực hiện như sau: một bình tam giác chứa 100 gam hạt đang nảy mầm được đậy kín, sau hai giờ cho que diêm đang cháy vào bình thí nghiệm thì que diêm sẽ bị tắt ngay. Thí nghiệm trên được thực hiện để chứng minh
A. khả năng nảy mầm của hạt.
B. hô hấp hấp thụ khí CO2.
C. hô hấp hấp thụ khí O2.
D. khả năng hấp thụ nhiệt của hạt.
Câu 222: Cho các loại hoocmôn như sau:
I. Hoocmôn sinh trưởng.
II. Tirôxin.
III. Ơstrôgen.
IV. Testostêrôn.
Các hoocmôn kích thích sự phát triển của xương ở người là
A. I, III, IV.
B. II, III, IV.
C. I, II, III.
D. I, II, IV.
Câu 223: Nhóm động vật có dạ dày bốn ngăn là
A. trâu, bò, dê, cừu.
B. trâu, bò, ngựa, thỏ.
C. trâu, bò, ngựa, dê.
D. trâu, bò, ngựa, cừu.
Câu 224: Thành phần của hệ tuần hoàn ở động vật gồm
A. tim, dịch mô, tĩnh mạch và mao mạch.
B. tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
C. tim, hỗn hợp máu - dịch mô và mao mạch.
D. tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu.
Câu 225: Cho các mô tả như sau:
I. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
II. Rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
III. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
IV. Rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Mô tả đúng về kiểu hướng động của thân và rễ ở thực vật là
A. I và IV.
B. III và IV.
C. I và II.
D. II và III.

31. Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng

Câu 226: Nước được vận chuyển từ rễ  thân  lá nhờ
A. tế bào kèm.
B. mạch gỗ.
C. mạch rây.
D. ống rây.
Câu 227: Hiện tượng đẻ trứng gặp ở
A. Gà.
B. Hổ.
C. Hươu.
D. Bò.
Câu 228: Hô hấp của loài nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất? A. lưỡng cư. B. chim. C. thú. D. cá.
Câu 11: Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
A. Chim, thú.
B. Tôm, cua.
C. Ếch, nhái.
D. Giun, bò sát.
Câu 229: Khi nói về dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yêu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cơ thể thực vật. II. Nitơ là thành phần của prôtêin, axit nuclêic. III. Magiê là thành phân của diệp lục, hoạt hóa enzim. IV. Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan (dạng icon). V. Bón phân càng nhiều thì cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 230: Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ ....(1) .... và con số 80 chỉ ....(2)....
A. (1) huyết áp trong tâm thất trái, (2) huyết áp trong tâm thất phải.
B. (1) huyết áp động mạch, (2) huyết áp trong tĩnh mạch. C. (1) huyết áp trong kì co tim, (2) huyết áp trong kì dãn tim.
D. (1) huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn; (2) huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi.
Câu 231: Khi nói về ứng dụng sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ứng dụng việc nuôi mô sống để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da, ghép cơ quan nội tạng. II. Tách mô từ cơ thể động vật nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp mô tồn tại và phát triển. III. Chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cây mô sống của động vật có tổ chức cao. IV. Ứng dụng sinh sản vô tính ở động vật gồm: nuôi mô sống và nhân bản vô tính.
A. 1.
B. 4.
C. 2.

D. 3.
32. Sở GD&ĐT Tiền Giang

Câu 232: Nước và ion khoáng được di chuyển từ rễ lên lá nhờ hệ mạch nào sau đây?
A. Mạch rây và quản bào.
B. Mạch gỗ.
C. Mạch rây và tế bào kèm.
D. Mạch rây.
Câu 233: Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.
B. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non.
C. Vừa tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học.
D. Vừa có tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào.
Câu 234: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khi có đủ các chế độ dinh dưỡng thì tăng nhiệt độ môi trường sẽ tăng cường độ quang hợp.
(2) Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.
(3) Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
(4) Nhiệt độ cực tiểu làm ngưng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 235: Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép, tâm nhĩ đều có 2 ngăn.
(2) Ở hệ tuần hoàn hở, máu được lưu thông với áp lực trung bình.
(3) Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
(4) Ở hệ tuần hoàn kép, máu lưu thông trong hệ mạch luôn là máu đổ tươi.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 236: Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. C, H, B.
B. Mn, Cl, Zn.
C. B, S, Ca.
D. K, Zn, Mo.
Câu 237: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Chim bồ câu.
B. Cá chép.
C. Giun đất.
D. Tôm.
33. Sở GD&ĐT Phú Thọ
Câu 238: Quá trình quang hợp có hai pha, pha tối sử dụng loại sản phẩm nào sau đây của pha sáng?
A. O2, NADPH, ATP.
B. NADPH, O2.
C. O2, ATP.
D. NADPH, ATP.
Câu 239: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp tế bào?
A. Không bào.
B. Lưới nội chất hạt.
C. Lục lạp.
D. Ti thể.
Câu 240: Các loài côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?
A. Hô háp bằng phổi.
B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 241: Sắc tố tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH là:
A. carôten.
B. diệp lục a.
C. diệp lục b.
D. xantophyl.
Câu 242: Trong các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí trong tế bào thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất ?
A. Quá trình lên men.
B. Chu trình Crep.
C. Đường phân.
D. Chuỗi truyền electron.
Câu 243: Gọi là nhóm thực vật C3 vì nhóm thức vật này
A. thường sống ở nơi có điều kiện ẩm kéo dài.
B. thường sống ở nơi có điều kiện khô hạn kéo dài.
C. có sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên là một hợp chất 3 nguyên tử cacbon.
D. có sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên là một hợp chất 4 nguyên tử cacbon.
Câu 244: Ở thực vật, khi nói về mối quan hệ gữa nước với quá trình hô hấp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ quan hô hấp.
(2) Nước là dung môi, mô trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp.
(3) Trong cơ quan hô hấp, hàm lượng nước càng ít, nhiệt độ càng thấp sẽ thức đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
(4) Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 245: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hệ tuần hoàn máu?
(1) Ở hầu hết các loài động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở.
(2) Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao.
(3) Nhịp tim nhanh hay chậm và đặc trưng cho từng loài.
(4) Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất.
(5) Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ có sự chênh lệch huyết áp.
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.

34. THPT Chuyên Long An – Lần 2

Câu 246: Loại vi khuẩn nào sau đây chuyển hóa đám nitrat thành N2?
A. Vi phẩn phản nitrat hóa.
B. Vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn cố định nitơ.
Câu 247 : Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ?
A. Dạ cỏ.
B. Dạn múi khế.
C. Dạ lá sách.
D. Dạ tổ ong.
Câu 248: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.
B. Vận tốc bé và điều được chỉnh.
C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
D. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
Câu 249: Tim của lưỡng cư gồm có:
A. 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
B. 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
C. 1 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
D. 2 tâm nhũ 2 tâm thất.
Câu 250: Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình sau

Các đường cong a, b, c trong hình lần lượt là độ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của
A. Huyết áp, tổng tiết diện của các mạch máu và vận tốc máu.
B. Vận tốc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp.
C. Huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch.
D. Tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu.
Câu 251: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng cảu quá trình quang hợp?
A. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADH.
B. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp.
C. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
D. Một trong những sản phẩm của pha sáng là ATP.
Câu 252: Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hệ thống điệm trong máu có vai trò quan trọng để ổn định pH.
B. Hoạt động hấp thu O2 ở phổi có vai trò quang trọng để ổn định nồng độ pH máu.
C. Phổi thải CO2 có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
D. Thận thải H+ và HCO3+ có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
Câu 253: Người ta bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu vì:
A. Hạt khô có cường độ hô hấp tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.
B. Hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ dàng trong công tác bảo quản.
C. Hạt khô vi sinh vật gây hại không xâm nhập được vào trong hạt.
D. Hạt khô không còn hoạt động hô hấp nên không tiêu hao chất hữu cơ.

Hy vọng mới những chia sẽ nhỏ bé này sẽ có ích cho các em học sinh và quý đồng nghiệp. Chúc cho các bạn là đọc giả của blog gặt hái được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g