Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Tuyển chọn câu hỏi và trả lời phần Sinh Lý Động Vật từ các đề thi chọn HSG - Phần 1

Để quá trình ôn tập, kiểm tra lại kiến thức phần sinh lý động vật ở chương trình sinh học lớp 11 được dễ dàng. Nay mình cùng một số thầy cô giáo viên môn sinh học cùng sưu tầm và chia sẻ bản đọc tại blog này. Tuy nhiên thầy cô cần bản word để làm tài liệu thì có thể tải về tại đây: 

Câu 1: Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai li?
- Hệ tiêu hóa của động vật nhai lại không tiết ra enzim xenlulaza. Vì vậy, chúng không tự tiêu hóa thức ăn có thành xenlulôzơ của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ. Ngoài ra, vi sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hóa các chất hữu cơ khác có trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản này là nguồn chất dinh dưỡng cho động vật nhai lại và cho vi sinh vật.
- Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ theo thức ăn đi vào dạ múi khế và ruột. Ở ruột, các vi sinh vật này sẽ bị tiêu hóa và trở thành nguồn prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.

Câu 2: Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong trong loại mạch đó.
- Vận tốc máu nhanh nhất ở động mch. Tác dụng: đưa máu và chất dinh dưỡng kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh sản phẩm của họat động tế bào đến nơi cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết.
- Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.

Câu 3: Tại sao nói trong quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang?
Quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ miệng qua mang:
+ Khi cá thở vào,  miệng cá mở ra, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng làm thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm. Nước tràn qua qua miệng vào trong khoang miệng.
+ Khi cá thở ra, miệng đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang.

Câu 4: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?
Chất trung gian hóa học làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

Câu 5: Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cá thể thủy tức thì toàn thân nó co lại? `Việc co lại toàn thân có ưu điểm và nhược điểm gì?
Do hệ thần kinh của thủy tức có dạng lưới, các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh. Khi kích thích tại một điểm, toàn bộ các tế bào thần kinh cùng trả lời kích thích => co rút toàn bộ cơ thể.
+ Ưu điểm: tránh được kích thích từ môi trường
+ Nhược điểm: Tiêu tốn năng lượng, kém chính xác
Nguồn: Đề Hải Dương năm 2016-2017
Câu 6: Ở người, protein được biến đổi ở các bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa protein ở bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
 Ở người, protein được biến đổi ở dạ dày và ruột non. Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì:
 - Dạ dày chỉ có pepsin biến đổi protein thành các chuỗi polipeptit ngắn (khoảng 8 – 10 axit amin) cơ thể chưa hấp thụ vào máu được. 
- Ở ruột non có đầy đủ các enzim từ tuyến tụy, tuyến ruột tiết ra để phân giải hoàn toàn các chuỗi polipeptit ngắn thành các axit amin cơ thể hấp thụ vào máu được. 
 Câu 7: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích. 
a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. 
b. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha. 
c. Ở người, khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. 
a. Đúng do trong hệ tuần hoàn hở máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu đi đến các cơ quan và bộ phận xa tim chậm, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể vì vậy thích hợp với động vật có kích thước cơ thể nhỏ. 
b. Sai vì tim bò sát 4 ngăn chưa hoàn thiện (vách ngăn giữa hai tâm thất là không hoàn toàn) nên có sự pha trộn máu ở tâm thất do đó máu vận chuyển trong cơ thể là máu pha. 
c. Đúng do: - Hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu → lượng nước thải theo nước tiểu giảm. - Rượu làm giảm tiết ADH → giảm hấp thụ nước ở ống thận → lượng nước tiểu tăng → mất nước → áp suất thẩm thấu trong máu tăng → kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát. 
 Câu 8: Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn của sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi gì? 
- Điểm lợi: Mỗi giai đoạn có cách khai thác nguồn sống khác nhau, do đó chúng có thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường. 
 - Điểm bất lợi: Do phải trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một loại môi trường riêng. Điều này làm tăng tính phụ thuộc vào môi trường. Mặt khác, vòng đời bị kéo dài nên tốc độ sinh sản chậm → kém ưu thế hơn trong tiến hóa. 
Câu 9: Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện như thế nào? Giải thích.
 - Biểu hiện: Chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. 
- Giải thích: Iôt là thành phần của hoocmon tiroxin. Thiếu iốt dẫn đến thiếu tiroxin → giảm quá trình chuyển hóa cơ bản, giảm sinh nhiệt của các tế bào, giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào. Đối với trẻ em, tiroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
Câu 10:  Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào? Giải thích.
- Tử cung của người này không đáp ứng với estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, do đó không có chu kì kinh nguyệt.
- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến:
+ Trứng không thể làm tổ.
+ Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do niêm mạc tử cung mỏng nên thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi, dễ bị sẩy thai.


Câu 11: Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị loãng xương?
- Ở giai đoạn tiền mãn kinh hàm lượng hoocmon estrogen giảm. Hoocmon này có tác dụng kích thích lắng đọng canxi vào xương. Khi nồng độ estrogen giảm thì sẽ giảm lắng đọng canxi vào xương do đó gây loãng xương.
- Ở giai đoạn mãn kinh thì nang trứng không phát triển, không có hiện tượng rụng trứng, không có thể vàng → buồng trứng ngừng tiết estrogen → canxi không lắng đọng vào xương → bệnh loãng xương càng nặng.
Nguồn: Đề HSG 12 - Hải Phòng - 2016-2017
Câu 12: Trong một chu kì tim, tại sao tâm nhĩ co trước rồi đến tâm thất? 
- Do hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. 
- Khi nút xoang nhĩ phát xung điện, xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co trước, sau đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co. 
Câu 13: Tại sao khi bị bệnh hở van thất động, sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút?
- Người bị bệnh hở van thất động, khi tâm thất giãn một lượng máu từ động mạch quay trở về tâm thất → lượng máu từ tim tống vào động mạch trong một chu kì giảm. 
- Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì tim đập nhanh, mạnh. Nếu tim đập nhanh mạnh kéo dài dẫn đến suy tim, lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm → sức khỏe giảm sút. 
Câu 14: Tại sao trao đổi khí ở phổi của thú hiệu quả hơn trao đổi khí ở phổi của lưỡng cư? Vì sao động vật có phổi không hô hấp được ở dưới nước? 
+ Phổi của thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn so với phổi của lưỡng cư. + Sự thông khí ở phổi của thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực hiệu quả hơn so với sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 
- Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước là do nước tràn vào đường dẫn khí nên không lưu thông khí dẫn đến không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí (O2..), động vật sẽ chết. 
Câu 15: Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ các hoocmôn chống đa niệu (ADH) và anđôstêron trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích. 
- Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ hoocmôn chống đa niệu (ADH) và anđôstêron trong máu tăng lên. 
- Giải thích: 
+ Mất mồ hôi nhiều làm thể tích máu giảm → kích thích làm tăng tiết alđôstêron. 
+ Mất mồ hôi nhiều làm áp suất thẩm thấu máu tăng lên → kích thích vùng dưới đồi tiết ADH, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên làm tăng giải phóng ADH. 
Câu 16: Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người? Nếu bị bệnh tiểu đường thì huyết áp thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người : 
+ Do tuyến tụy sản xuất lượng hormon insulin không đủ. 
+ Có thể do béo phì, ít vận động. - Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng → áp suất thẩm thấu của máu tăng → tăng hút nước → thể tích máu tăng → huyết áp tăng.
 Nguồn: Đề chọn HSG 11- Nghệ An - 2016-2017

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g