Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 trích từ các đề thi thử năm 2018 của các trường THPT Toàn Quốc - Phần 1

Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018 sẽ ra đề nội dung thuộc chương trình lớp 11 và 12. Qua phân tích đề minh họa 2018 thì nhận thấy những câu thuộc chương trình sinh học không quá khó và chiếm khoảng 20% (8 câu). Tuy nhiên nguồn tài liệu về trắc nghiệm sinh học 11 hiện nay còn ít và chất lượng chưa cao. Vì vậy để tạo điều kiện cho các em học sinh thuận tiện tham khảo, tôi dành ít thời gian để trích lại những câu trắc nghiệm thuộc chương trình sinh học lớp 11 để chia sẻ lại cho các em. Tuy nhiên nếu các em cần làm bài trực tuyến với hệ thống câu hỏi nhiều hơn kèm theo đáp án và lời giải thì có thể tham khảo và sử dụng tài liệu luyện thi sinh học 2018 của tôi. Sau đây là phần trích để các bạn tham khảo.

1. Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 - Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội - lần 1

Câu 1: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. phitocrom.
B. carotenoid.
C. diệp lục.
D. auxin.
Câu 2: Trong máu, hệ dệm đỏng vai trò mạnh nhất là:
A. Hệ đệm photphat.
B. Hộ đệm proteinat
C. Hệ đệm bicacbonat.
D. Hệ đệm sulphat.
Câu 3: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 4: Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:
A. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
B. Sử dụng các biện pháp kỷ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
C. Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.
D. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.
Câu 5: Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:
A. ứng động sinh trưởng.
B. hướng tiếp xúc.
C. ứng động không sinh trưởng.
D. hướng sáng.
Câu 6: Cho các nhận định sau:
(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trén sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myêlin chậm hơn so với sợi thẩn kinh có bao myêlin.
(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.
Có bao nhiêu nhận định không đúng
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 7: Trong mô thực vật có bao nhiêu con đường liên kết với các hợp chất hữu cơ?
A 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 8: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào mô bi cơ → Mạng lưới thần kinh →Tế bào cảm giác.
B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh.
C. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.
D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh →Tế bào mô bì cơ.
Câu 9: Sinh trường thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:
A. mô phân sinh đỉnh.
B. mô phân sinh bên.
C. tùy từng loài.
D. ngẫu nhiên.
Câu 10: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
A. Đàn gà.
B. Đàn ngựa.
C. Đàn hổ.
D. Đàn kiến.

2. Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 - Đề minh họa 2018

Câu 11: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
A. Vi khuẩn amôn hóa.
B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 12: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Bò.
B. Trâu.
C. Ngựa.
D. Cừu.
Câu 13: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân.
D. Hoa.
Câu 14: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II.
B. I → II → III.
C. II → III → I.
D. III → I → II.
Câu 15: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
Câu 16: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 17: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
B. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 18: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4.

3. Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 - Trường THPT Đồng Đậu -Vĩnh Phúc  - lần 1

Câu 19: Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu :
A. ứng động sinh trưởng.
B. quang ứng động.
C. ứng động không sinh trưởng
D. điện ứng động.
Câu 20: Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng các ion khoáng.
B. Nước cùng các chất dinh dưỡng hữu cơ.
C. O2 vàcác chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
D. Nước và các chất khí.
Câu 21: Ếch là loài:
A. thụ tinh trong.
B. tự thụ tinh.
C. thụ tinh chéo.
D. Thụ tinh ngoài.
Câu 22: Phitôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ
B. ánh sáng đỏ và đỏ xa
C. ánh sáng vàng và xanh tím
D. ánh sáng đỏ và xanh tím
Câu 23: Hooc môn Ơstrôgen do:
A. tuyến yên tiết ra
B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra
D. buồng trứng tiết ra
Câu 24: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. máu và dịch mô
B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
C. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
D. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Câu 25: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 26: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
B. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 27: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.
B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
D. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
Câu 28: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A. Chiếu sáng từ ba hướng.
B. Chiếu sáng từ hai hướng.
C. Chiếu sáng từ một hướng.
D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

4. Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 3

Câu 29: Cho các ý sau, bao nhiêu ý khôns dúnữ?
1. Nêu tiêm testosteron vào người phụ nữ thì sẽ mọc râu ria, cơ bắp phát triển.
2. Sừ dụng hoocmôn insulin chữa bệnh tiểu đường.
3. Hoocmôn sinh trưởng (GH) dược sản sinh ra ở: Tuyến giáp
4. Tấm vào lúc ảnh sáng yếu cỏ lợi cho sự sinh trướng và phát triển của trẻ nhỏ: Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa K+ dể hình thành xương.
5. Có thể sử dụng hoocmon testosteron dê tránh thai cho nam giới, kế hoạch hóa gia đình được.
6. Dậy thì sớm có thế làm giảm sự phát triển trí tuệ.
7. Người có 3 giai đoạn tăng chiều cao nhanh là: trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ đang thay răng và tuổi trước dậy thì.
8. Nếu tiêm testosteron đều đặn vào người phụ nữ vừa mang thai thì sẽ đẻ ra con trai.
9. Lúc mang thai người mẹ không tạo ra hoocmôn giới tính.
10. Để điều trị bệnh dái tháo dường cho người thiếu insulin, người ta dã dùng phương pháp đưa gen insulin người vào vi khuẩn sản xuất hộ.
A. 3.
B.4.
C.5.
D.6.
Câu 30: Những động vật sinh truởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Châu chấu, ếch, muỗi
c. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
Câu 31: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:
A. Làm tăng nồng dộ Prôgestèrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lèn tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
C. Làm giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lèn tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSII và LH nên trứng không chín và không rụng.
D. Lảm giảm nổng dộ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lèn tuyến yên và vùng dưới dồi làm tăng tiết GnRIl, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
Câu 32: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn GH ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
B. Các dặc điểm sinh dục nam kém phát triển,
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 33: Thế nước ở cơ quan nào trong cây thấp nhất?
A. Rễ cây
B. Các mạch gỗ ờ thân
C. Lông hút
D. Cành cây,
Câu 34: Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng:
1. Mạch rây là dòng đi lên trong cây.
2. Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.
3. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích lũy các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.
4. Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarozơ, hoocmon thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất dược luôn chuyên chủ yếu trong mạch rây.
5. Sản phẩm quang hợp dược dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan chửa như: củ, quả, lá, ...của cây.
A.4.
B.2.
C.5.
D.3.
Câu 35: Phát biếu nào dưới đây về vai trò cùa các nguyên tố khoáng trong cơ thể thực vật và dạng khóang mà cây hấp thụ là sai?
A. Nguyên tố khoáng có vai trò tham gia vào quá trình quang phân li nước là môlipđen.
B. Khi cây trồng bị thiếu nitơ lá sẽ có màu vàng nhạt, lá nhỏ, sinh trưởng và phát triển chậm.
C. Cây hấp thụ phốt pho dưới dạng $H_2PO_4^-$ và $PO4^{3-}$.
D. Một trong những vai trò của sắt trong cơ thể thực vật là tham gia tổng hợp diệp lục.
Câu 36: Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
A. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
B. Ở cà 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
C. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
D. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.
Câu 37: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
A. Vì nắp mang chi mở một chiều.
B. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều dặn.
C. Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt dộng nhịp nhàng.
D. Vì cá bơi ngược dòng nước.
Câu 38: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hỏ chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
B. Tham gia quá trinh vận chuyển khí trong hô hấp.
A. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
D. Vận chuyển dinh dưỡng.
Câu 39: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống?
A. Phân mành.
B. Trinh sinh.
C. Nảy chồi.
D. Phân dôi.

5. Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 - Trường THPT Chuyên KHTN - Lần 1

Câu 40: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
1. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.
2. Hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
3. Phân giải kị khí bao gồm chu trình crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp.
4. Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucozo thành axit piruvic điều diễn ra trong tỉ thể.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 41: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật?
1. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
2. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.
3. Ruột non của thú ăn thịt ngắn hơn ruột non của thú ăn thực vật.
4. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.
A. 2, 3
B. 1, 4
C. 1,3
D. 2, 4
Câu 42: Hiện tượng thụ tinh kép có ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Thực vật hạt trần.
B. Rêu.
C. Thực vật hạt kín.
D. Dương xỉ
Câu 43: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng
A. 0,8 giây
B. 0,6 giây
C. 0,7 giây
D. 0,9 giây
Câu 44: Nhóm động vật nào sau đây phát triển qua biến thài hoàn toàn?
A. Bướm
B. Bò sát
C. Châu chấu
D. Thú
Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp.
Câu 46: Có mấy tác nhân ngoại cảnh sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
1. Các ion khoáng.
2. Ánh sáng.
3. Nhiệt độ.
4. Gió.
5. Nước
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5

6. Trường THPT Chuyên Quốc Học

Câu 47: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tố dinh đưỡng khoáng thiết yếu?
A. Không thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
B. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
C. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
D. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.
Câu 48: Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:
A. lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.
B. lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.
C. lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.
D. lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.
Câu 5: Biện pháp bảo quản nông sản nào sau đây không phù hợp?
A. ức chế hô hấp của nông sản về không.
B. bảo quản khô.
C. bảo quản lạnh.
D. Bảo quản trong môi trường không khí biến đổi.
Câu 49: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:
A. O2, ATP, NADPH.
B. H2O, ATP, NADPH.
C. NADPH, H2O, CO2.
D. ATP, NADPH, CO2.
Câu 50: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây đúng?
A. Hô hấp sáng giúp tăng sản phẩm quang hợp.
B. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách.
C. Phần năng lượng hô hấp được thải ra qua dạng nhiệt là hao phí, không cần thiết.
D. Phân giải kị khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron.
Câu 51: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.
(3) Nếu giai đoạn (d) là bước trung gian làm tăng lượng đạm cho đất.
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn amôn hóa thực hiện.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Tiếp theo: Tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 từ các đề thi thử 2018 phần 2

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g