Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể HAY và KHÓ

Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 5%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 12,5%.

Để giải được bài tập này các em cần nắm vững cấu trúc di truyền quẩn thể qua các thế thệ tự thụ phấn cũng như những thuật ngữ thướng sử dụng trong di truyền học quần thể cũng như tư duy toán học.

Hướng dẫn giải
Quy ước:
A- thân cao >> a- thân thấp
Hay AA, Aa: thân cao; aa: thân thấp

Theo đề, cấu trúc di truyền quần thể ở thế hệ xuất phát (P) là
dAA : hAa : 0,75 aa (trong đó d + h = 0,25)

Nhận xét: ta thấy kiểu gen aa:
+ Ở thế hệ xuất phát P = 0,75
+ Ở thế hệ F2 (tự thụ phấn) = 1 – 0,175 = 0,825

Vậy, khi tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen aa ở F2 là:
aa = r + $h\left( {{\frac{1-\left( \frac{1}{2} \right)}{2}}^{2}} \right)$ = 0,75 + $h\left( \frac{1-\frac{1}{4}}{2} \right)$ = 0,825

Suy ra, h = 0,2
=> d = 1 – (h+r) = 1 – (0,2 + 0,75) = 0,05

Vậy, tỉ lệ cây thân cao đồng hợp (thuần chủng) trong tổng số cây thân cao 
= d/(d+h) = 0,05/0,25 = 0,2 = 20%

Các em cũng có thể giải theo những cách khác nhanh hơn, nhưng hãy nhớ bản chất đừng nhớ công thức máy móc nhé!

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g