Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Giáo viên có nên tạo blog cá nhân để kết nối với học sinh và đồng nghiệp?

Giáo viên sử dụng blog hay website để kết nối với học sinh và đồng nghiệp ngày càng tăng. Nhưng một điều cũng cần suy nghĩ dành cho thầy cô có ý định tạo cho mình một blog hay website, sau một số phân tích theo cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan của tôi qua quan sát suốt thời gian qua về cách xây dựng blog của giáo viên.


Về mặt kỹ thuạt thì xây dựng blog ngày nay không còn khó (nếu không muốn nói là quá dễ), những ai không biết thì chỉ cần seach google là có thể tự làm được trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là blog được tạo ra một thời gian rồi chết yểu. Không cập nhật bài viết hay có cập nhật nhưng lượng truy cập quá ít,... theo thời gian động lực để phát triển không còn và lại bỏ cuộc. Số lượng blog giáo dục được tạo ra bởi giáo viên ngày càng nhiều, tuy nhiên số lượng blog chất lượng và tồn tại lâu thì khá ít.

Vậy nguyên nhân là do đâu? Mỗi giáo viên trước khi quyết định tạo blog sẽ có những lí do riêng và mục tiêu riêng của mình. Phần lớn blog được tạo ra bởi đam mê và muốn tương tác với học sinh của mình nói riêng và những những sinh trên cả nước nói chung cũng như đồng nghiệp. Tuy nhiên qua thời gian vì nhiều lí do như thời gian, kinh phí, sức khỏe,... không cho phép nên blog sẽ không được chăm sóc và lâm vào trạng thái chế yểu; Cũng có thể nhiều blog của giáo viên được viết chia sẻ kiến thức khoa học thuần túy, phong cách viết không khác mấy so với tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách chuyên nghành,... người đọc nhàm chán và sẽ không có tính tương tác cao. Blog là của cá nhân mình, phải mang phong thái viết của cá nhân chỉ cần kiến thức khoa hoc không sai là được. Có như vậy học sinh (độc giả) mới dễ cảm nhận nội dung, giảm căng thẳng khi tiếp thu những nội dung mới hay được hiểu tường tận những nội dung sách giáo khoa đã đề cập,...

Có lẽ phần lớn, giáo viên khi xây dựng blog nghĩ đến việc tìm thêm thu nhập thụ động. Đều này là chính đáng và được tôn trọng nếu kèm theo đó học sinh của mình nhận được nhiều điều hữu ích từ blog của mình. Cũng như mình viết blog này, kèm theo sự cho đi mình cũng nhận lại chút ít kinh phí để duy trì, phát triển nội dung ngày càng phong phú. Kinh phí này mình không nhận tự độc giả mà là từ các nhà quảng cáo, các nhà cung ứng dịch vụ có liên quan đến nội dung blog, liên quan đến giáo viên và học sinh.

Nếu như giáo viên và học sinh có sử dụng những dịch vụ được mình liên kết thì lại được hưởng lợi nhiều hơn về chất lượng cũng như giá cả. Như vậy bản thân mình và độc giả của mình cùng có lợi. Còn việc làm như tế nào để có thêm thu nhập cho blog thì mình sẽ bàn trong một bài khác. Bài này mình chỉ viết những gì mình cảm nhận để giúp giáo viên định hình trước khi quyết định tạo blog cũng như định hướng phát triển blog. Mình không muốn rằng số lượng blog giáo dục chết yểu gần bằng với số blog được tạo ra.

Nói tóm lại là để xây dựng blog giáo dục thầy cô cần phải có đam mê, thích chia sẻ, thích viết lách (không cần phải hay, chỉ cần có bản sắc riêng và dễ hiểu) và đặc biệt là phải nghĩ đến cách kiếm thêm thu nhập từ blog của chính mình một cách chân chính (không thể đặt quảng cáo có thể ảnh hưởng không tốt đến đọc giả của mình,...).

Với bài viết này, mang tính chủ quan của cá nhân và cần được sự góp ý, bổ sung của độc giả với mục đích chung là số lượng blog có chất lượng tốt trong lĩnh vực giáo dục được tạo ra từ giáo viên này càng nhiều.

Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g