Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2017 - Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội Lần 4

Câu 1: Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?
A. Loài đặc trưng
B. Loài thứ yếu
C. Loài chủ chốt
D. Loài đặc hữu
Câu 2: Cho các phát biểu sau đây về nhân tố tiến hóa:
(1) Đột biến và di nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiện tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số alen.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên tham gia vào hình thành loài cả động vật và thực vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 3: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
(3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
(5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.
(6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 6
Câu 4: Loại sinh vật nào sau đây có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao nhất?
A. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường nước.
B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường cạn.
C. Động vật biến nhiệt sống ở môi trường cạn.
D. Động vật biến nhiệt sống ở môi trường nước.
Câu 5: Cho hai cá thể ruồi giấm có cùng kiểu gen và kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau, thu được F1 có 4 loại kiểu hình. Trong đó ruồi thân đen, cánh dài chiếm 4.5%. Theo lí thuyết , xác suất thu được ruồi đực F1 mang kiểu hình lặn ít nhất về 1 trong 2 tính trạng trên là:
A. 29.45%
B. 63.27%
C. 70.5%
D. 14.75%
Câu 6: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do 2 gen không alen là A và B cùng quy định tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ thêm 1 alen trội A hoặc B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 6.25%
B. 37.5%
C. 50%
D. 25%
Câu 7: Loài côn trùng A là loài có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B; Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa của loài B; Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trungc của côn trùng A cũng chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ:
A. Cạnh tranh
B. Ký sinh
C. Ức chế cảm nhiễm
D. Hội sinh
Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
(2) Không gây ô nhiễm môi trường.
(3) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết.
(4) Nhanh chóng dấp tắt tất cả các loại bệnh dịch.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 9: Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con ruồi có kiểu gen dị hợp có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi cái cánh có mấu nhỏ với ruồi đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:
A. 1/9
B. 1/3
C. 3/7
D. 3/8
Câu 10: Ở đậu Hà Lan, thân thấp do gen lặn trên NST thường quy định. Nếu trong một quần thể cân bằng có 36% cây thân thấp thì xác suất để kết quả phép lai phân tích giữa cây thân cao và cây thân thấp trong quần thể này cho dời con F1 có kiểu hình đồng nhất là bao nhiêu?
A. 25%
B. 66.67%
C. 33.33%
D. 50%
Câu 11: Bộ ba mở đầu trên mARN nằm ở vùng nào trên mạch gốc của gen?
A. Vùng mở đầu
B. Vùng mã hóa
C. Vùng điều hòa
D. Vùng kết thúc
Câu 12: Ở ruồi giấm 2n=8. Lai hai cá thể với nhau, trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST giới tính. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính đều qua thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra 8 hợp tử XXY và 8 hợp tử OX. 80% số giao tử bình thường thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra 232 hợp tử XX và 232 hợp tử XY. Tần số đột biến khi giảm phân là:
A. 2.63%
B. 2.68%
C. 5.36%
D. 5.12%
Câu 13: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:
(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhớm động vật tiêu thụ.
(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 14: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có alen trội A quy định hoa màu hồng; khi chỉ có alen trội B quy định hoa màu vàng và khi không có alen trội nào quy định hoa màu trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách để xác định được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (H) thuộc loài này?
(1) Cho cây H tự thụ phấn.
(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
(3) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.
(4) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 1 cặp.
(5) Cho cây H giao phấn với cây hồng thuần chủng.
(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15: Ở một loài thực vật, hoa tím(A) trội hoàn toàn so với hoa trắng (a); quả vàng (b) lặn hoàn toàn so với quả xanh (B). Hai locut này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành phép lai giữa cây dị hợp tử hai tính trạng với cây hoa tím, quả vàng thuần chủng. Nhận định nào dưới đây là không chính xác về kết quả của phép lai?
A. Nếu không có hoán vị, trong tổng số cây thu được ở đời con, cây hoa tím, quả vàng chiếm 50%.
B. Đời con có 4 lớp kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị giữa hai locut.
C. Tỉ lệ quả vàng và quả xanh ở đời con luôn xấp xỉ nhau bất kể tần số hoán vị gen là bao nhiêu.
D. Có hai dạng cây P có kiểu hình hoa tím, quả xanh thảo mãn phép lai trên.
Câu 16: Cho alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua; alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. 2 gen này liên kết không hoàn toàn trên 1 NST. Biết 60% số tế bào sinh tinh và 20% số tế bào trứng giảm phân có hoán vị. Tính theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ kiểu hình chua, chín sớm chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong phép lai sau? P: đực AB/ab x cái Ab/aB
A. 23.25%
B. 30%
C. 3%
D. 0.2523
Câu 17: Bằng phương pháp làm tiêu bản NST, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của bao nhiêu bệnh và hội chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Đao
(2) Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS)
(3) Hội chứng Claiphento
(4) Bệnh máu khó đông
(5) Ung thư máu
(6) Bệnh tâm thần phân liệt
(7) Hội chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm
(8) Hội chứng Patau
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Câu 18: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:
A. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng taiga, thảo nguyên.
B. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng taiga.
C. Rừng taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu đới lạnh.
D. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu đới lạnh.
Câu 19: Cho các nhận định sau:
(1) Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn diễn ra độc lập với nhau.
(3) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó phân biệt rõ ràng, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng gặp phải các điều kiện khác nhau.
(4) Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa kết hợp đa bội hóa luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
Số nhận định sai về quá trình hình thành loài mới?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 20: Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn:
A. Nhân đôi ADN
B. Dịch mã
C. Hoàn thiện protein
D. Phiên mã
Câu 21: Cho các đặc điểm:
(1) Tồn tại ở trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Được cấu tạo từ 4 loại Nu A, T, G, X
(3) Mang thông tin di truyền.
(4) Được di truyền nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cấu trúc có cả 4 đặc điểm trên là:
A. NST
B. Kiểu hình
C. ADN
D. Alen
Câu 22: Cho các đặc điểm sau của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là:
(1) Không được phân phối đều cho các tế bào con.
(2) Chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc NST.
(3) Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
(4) Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
Có bao nhiêu đặc điểm của gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 23: Ở một loài động vật, xét 2 locut trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, locut 1 có 3 alen, locut 2 có 2 alen. Trên NST thường số 5, xét locut 3 có 3 alen. Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể này là:
A. 227
B. 27216
C. 22761
D. 6808
Câu 24: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả nawg thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
A. 105:35:9:1
B. 315:33:11:1
C. 105:35:3:1
D. 33:11:1:1
Câu 25: Cho các thông tin sau về diễn thế sinh thái:
(1) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với các điều kiện môi trường.
(2) Luôn dẫn tới quần xã suy thoái
(3) Quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế luôn song song với quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
(4) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
Có bao nhiêu nhận định đúng phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 26: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST
B. Mất đoạn và lặp đoạn NST
C. Mất đoạn và đảo đoạn NST
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn NST
Câu 27: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 6 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,9375%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?
A. 0.6AA + 0.3Aa + 0.1aa = 1
B. 0.3AA + 0.6Aa + 0.1aa = 1
C. 0.88125AA + 0.01875Aa + 0.1aa = 1
D. 0.8625AA + 0.0375Aa + 0.1aa = 1
Câu 28: Hiện tượng nào sau đây không phải nhịp sinh học?
A. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái tiềm sinh.
B. Khi mùa đông đến , chim hải âu rời bỏ nơi lạnh giá đến những nơi ấm áp có nhiều thứ ăn.
C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chiếu về một phía có thân uốn cong, ngọn cây uốn về phía ánh sáng
D. Nhím ban ngày cuộn mình nằm bất động, ban đêm đi kiếm ăn và tìm kiếm bạn tình
Câu 29: Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây hoa màu đỏ là bao nhiêu?
A. 0.0370
B. 0.0750
C. 0.6525
D. 0.2960
Câu 30: Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:

Xác suất cá thể con sinh ra từ cặp vợ chồng II2 - II3 là bao nhiêu?
A. 1/8
B. 3/8
C. 1/12
D. 1/18
Câu 31: Axit amin Tirozin được mã hóa bởi 2 mã bộ ba, axit amin Glyxin được mã hóa bởi 4 mã bộ ba và axit amin Izoloxin được mã hóa bởi 3 mã bộ ba. Có bao nhiêu cách mã hóa cho một đoạn polipeptit có 5 axit amin gồm 2 tirozin, 2 glyxin và 1 izoloxin?
A. 5760
B. 7680
C. 11360
D. 6780
Câu 32: Dựa vào đâu mà lịch sử Trái đất được chia thành các đại, các kỉ?
A. Quá trình hình thành khoáng sản và các hóa thạch sinh vật.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các giai đoạn.
C. Thời gian hình thành và phát triển của Trái đất.
D. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch.
Câu 33: Ở một loài thực vật, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể ba nhiễm kép đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là:
A. 24
B. 22
C. 44
D. 48
Câu 34: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen Aabb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này:
A. Có thể cùng hoặc khác giới tính
B. Có khả năng giao phối với nhau sinh ra con
C. Có kiểu hình khác nhau
D. Có mức phản ứng giống nhau.
Câu 35: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật phân giải
Câu 36: Khi cho lai 2 cây táo thuần chủng khác nhhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây quả tròn, ngọt, vàng với cây quả bầu dục, chua, xanh thì F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt, vàng. Cho F1 tụ thụ phấn ở F2 thu được 75% cây quả tròn, ngọt, vàng : 25% cây quả bầu dục, chua, xanh. Quy luật di truyền có thể chi phối 3 tính trạng trên là:
A. Gen đa hiệu
B. Phân li độc lập
C. Liên kết gen
D. Tương tác gen
Câu 37: Ở trạng thái đỉnh cực của quần xã, số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài biến động như thế nào?
A. Số lượng loài tăng, số lượng cá thể mỗi loài giảm
B. Số lượng loài giảm, số lượng cá thể của mỗi loài tăng
C. Số lượng loài tăng, số lượng cá thể của mỗi loài tăng
D. Số lượng loài giảm, số lượng cá thể của mỗi loài giảm
Câu 38: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:
(1) aaBbDd x AaBBdd
(2) AaBbDd x aabbdd
(3) AabbDd x aaBbdd
(4) AaBbDD x aabbDd
(5) AaBbDD x aaBbDd
(6) AABbDd x Aabbdd
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con cho 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?
A. 6
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 39: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Ở trên mỗi phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc này được thể hiện giữa bộ 3 mã hóa trên tARN gắn với bộ 3 đối mã trên mARN.
(3) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN có cấu trúc giống nhau.
(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polinucleoxom
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 40: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:
(1) Phát sinh đột biến
(2) Chọn lọc các đột biến có lợi
(3) Hình thành loài mới
(4) Phát tán đột biến qua giao phối
Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc Trật tự đúng là:
A. (1),(5),(4),(2),(3)
B. (1),(5),(2),(4),(3)
C. (1),(4),(2),(5),(3)
D. (1),(2),(4),(5),(3).

Nhận xét

  1. Thầy ơi. thầy giúp em với ạ?
    Ở một loài đông vật có bộ NST 2n=8. ( mỗi cặp NST có một chiếc từ bố và một chiếc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 1 và có 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 3; cặp số 2 và cặp số 4 không có trao đổi chéo thì theo lí thuyết , lọai tinh trùng mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố có tỉ lệ là

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g