Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Đề thi HK I năm học 2016-2017 của trường THPT Yên Lạc 2

Đề thi học kỳ 1 môn sinh học, năm học 2016-2017 của trường THPT Yên Lạc 2 (Vĩnh Phúc). Đề thi gồm 35 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút.

Câu 1: Ngà voi và sừng trâu là bằng chứng về
A. cơ quan tương tụ
B. cơ quan tương đồng
C. sinh học tế bào
D. cơ quan thoái hóa
Câu 2: Trong tế bào người mắc hội chứng Đao có
A. 3 nhiễm sắc thể số 18
B. 3 nhiễm sẳc thể số 21
C. nhiễmsẳc thể số 21 bị mất đoạn
D. 3 nhiễm sắc thể số 13
Câu 3: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hóa axit amin là
A. axit amin tự do
B. phức hợp aa-tARN
C. chuỗi pôlipeptit
D. axit amin hoạt hóa
Câu 4: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khởi nhiễm sắc thề nhừng gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Chuyển đoạn nhỏ
B. Đột biến lệch bội
C. Đột biến gen
D. Mất đoạn nhỏ
Câu 5: Khi xử lí các dạng lường bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin. có thể tạo ra cảc dạng tứ bội nào sau đây?
1. AAAA
2. AAAa
3.Aaaa
4. Aaaa
5. aaaa
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 5
C. 1, 2, 4
D. 1, 2, 3
Câu 6: Trong các hiện tượng sau: thuộc về thường biến là hiện tượng
A. bò mẹ bình thường sinh con bạch tạng
B. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng C. tắc kè hoa thay đồi màu sắc theo nền môi trường
C. trên cây hoa giấy đổ xuất hiện cành hoa trắng
Câu 7: Thành tựu nào sau đây không phải do công nghệ gen?
A. Tạo ra giống lúa "gạo vàng” có khả năng tồng hợp β-carôten trong hạt
B. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín
C. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu
D. Tạo ra cừu Đôly
Câu 8: Trong 64 bộ ba mà di truyền, có 3 bộ ba không mâ hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UUG, UAA, UGA
B. UGU, UAA, UAG
C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UGA, UAG
Câu 9: Một nhiễm sắc thề có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phản đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự các gen là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận; trong giảm phản đã xảy ra đột biến
A. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể và làm thay đối hình dạng nhiễm sắc thể
B. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đồi hình dạng nhiễm sắc thể
C. đảo đoạn nhưng không làm thay đồi hình dạng nhiễm sắc thề
D. đảo đoạn chứa tàm động và làm thay đồi hình dạng nhiễm sắc thể
Câu 10: Vai trò của enzim ADN - pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là
A. bẻ gảy các liên kết hiđro giữa 2 mạch của ADN
B. nối các đoạn okazaki với nhau
C. láp ráp các nuclẻòtit tự do theo nguyên tắc bô sung với mồi mạch khuôn của ADN
D. tháo xoăn phản tử ADN
Câu 11: Phản tử ADN liên kết với prôtêin (mà chủ yếu là histôn) đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A. thực vật
B. ruồi giấm
C. sinh vật nhân thực
D. vi khuẩn
Câu 12: Trường hợp hai cặp gen không alen nàm trên hai cặp nhiễm sẳc thề tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A. tương tác gen
B. tương tác cộng gộp
C. tương tác bồ sung
D. tương tác át chế
Câu 13: Cho các dừ kiện sau:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi thu kết quả ở F1, F2, F3?
3. Lai các dòng thuần khác nhau về tất cả các tính trạng rải thu kết quả ở F1, F2, F3
4. Tạo dòng thuần khác nhau về một hoặc một vài tính trạng
5. Tạo dòng thuần khác nhau về tất cả các tính trạng
6. Sừ dụng toán xác suất để phản tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là
A. 4, 3, 6, 1
B. 4, 2. 6, 1
C. 5, 3, 6,1
D. 5, 2, 6, 1
Câu 14: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền
A. theo dòng mẹ
B. ngoài nhân
C. độc lập với giới tính
D. thẳng theo bố
Câu 15: Số cá thề dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biêu hiện rõ nhất ở
A. quần thể tự phối
B. quần thể tự phối và ngẫu phối
C. quần thể giao phối
D. quần thể ngẫu phối
Câu 16: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiều gen nhưng màu hoa có thề biêu biện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tim và đó tùy thuộc vào
A. cường độ ánh sáng
B. độ pH của đắt
C. nhiệt độ môi trường
D. hàm lượng phân bón
Câu 17: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, vùng không tương đồng chứa các gen
A. di truyền như các gen trên nhiễm sắc thể thường
B. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể
C. alen với nhau
D. tồn tại thành từng cặp tương ứng
Câu 18: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là
A. vùng mầ hóa
B. gen điều hòa
C. gen cấu trúc
D. vùng vận hành
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. mARN được sao chép giống hệt mạch gốc của ADN
B. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm
D. Trên các tARN có các anticôđon giống nhau
Câu 20: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu
B. Đao
C. Phenin kêtô niệu
D. Claiphentơ
Câu 21: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nàm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng di truyền được gặp với tần số 0.04%. Tần số alen D và d trong quần thể tương ứng lả
A. 0.98; 0.02
B. 0,8; 0,2
C.0:02;0:9S
D.0:04.;0:96
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?
A. Làm xuất hiện các biến dị tử hợp, rất đa dạng và phong phú
B. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới
D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
Câu 23: Hiện tượng một gen chi phối sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen tăng cường
B. gen trội
C. gen đa hiệu
D. gen điều hòa
Câu 24: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclẻôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6
B.27
C. 9
D. 3
Câu 25: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các nhiễm sẳc thể không dính vào nhau nẳm ở
A. hai đầu mút nhiễm sắc thể
B. tâm động
C. điểm khởi đầu sự nhân đôi
D. eo thứ cấp
Câu 26: Phương pháp gảy đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. động vật và thực vật
B. động vật và vi sinh vật
C. thực vật và vi sinh vật
D. động vật bậc thấp
Câu 27: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. ưu thế lai
B. thoái hóa giống
C. bất thụ
D. siêu trội
Câu 28: Ờ người, kiểu tóc do một gen có 2 alen (A: a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn. họ sinh lần thứ nhất được 1 con trai tóc xoăn và lần thứ 2 được 1 con gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiều gen là
A. Aa x aa
B. Aa x Aa
C. AA x Aa
D. AA x AA
Câu 29: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên một cặp tương đồng được gọi là
A. thể bốn
B. thề ba kép
C. thể ba
D. thể tứ bội
Câu 30: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tồ hợp có tên
A. ligaza
B. restrictaza
C. ADN - pôlimeraza
D. ARN - pôlimeraza
Câu 31: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ
A. 1/2
B. 1/64
C. 1/4
D. 1/32
Câu 32: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen có thề làm cho sinh vật ngày càng đa dạng: phong phú
B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vi làm biến đối cấu trúc của gen
C. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính
D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
Câu 33: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do
A. các đột biến gen
B. tế bào bị đột biến xôma
C. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào
D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 34: Cây pomato- cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bảng phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn
B. nuôi cấy mô - tế bào
C. cấy truyền phôi
D. dung hợp tế bào trần
Câu 35: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pòlipeptit do gen đó chỉ huy
B. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen đó chỉ huy
C. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen đó chỉ huy
D. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen đó chỉ huy

Đề kiểm tra học kì 1 môn sinh năm học 2016-2017 - Trường THPT Yên Lạc 2 đã được đánh máy và biên tập lại bởi cộng tác viên của HQB!

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g