Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

37 câu trắc nghiệm ôn tập phần ỨNG DỤNG DI TRUYỀN

Chi còn vài ngày nữa là các em 98er bước vào kì thi THPT Quốc Gia 2016, thời gian này các em nên dừng việc học thêm cách giải những bài tập sinh học khó, thay vào đó dành thời gian cho việc ôn lại bài để lấy điểm tối đa những câu hỏi ở mức dễ và trung bình (tầm 7.0 điểm). Trong khi thi các em có gắng làm 70% câu hỏi với thời gian 30 phút đầu. Thời gian còn lại suy nghĩ làm những câu khó sẽ có cơ hội được điểm 8, 9 thậm chí là 10.

Thấy các em chú ý nhiều vào bài tập khó mà thấy lo nên tặng các em 37 bài trắc nghiệm phần ứng dụng di truyền này để các em kiểm tra lại kiến thức và có kế hoạch ôn lại phần cơ bản kịp thời.

Câu 1: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất và kiểu gen, người ta sử dụng
A. phương pháp lai xa và đa bội hóa
B. công ngệ gen
C. công nghệ tế bào
D. phương pháp gây đột biến.
Câu 2: Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. dung hợp tế bào trần
B. nhân bản vô tính
C. công nghệ gen
D. gây đột biến nhân tạo.
Câu 3: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là
A. restrictaza.
B. ADN pôlimeraza.
C. ARN pôlimeraza.
D. ligaza.
Câu 4: Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây?
A. Nho, dưa hấu.
B. Cà phê, ngô.
C. Điều, đậu tương.
D. Lúa, lạc.
Câu 5: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phần (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:


Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm:
A. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.
B. 100% số cây lá xanh.
C. 100% số cây lá đốm.
D. 50% số cây lá đốm: 50% số cây lá xanh.
Câu 6: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được?
A. Gây đột biến nhân tạo.
B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần.
D. Nhân bản vô tính.
Câu 7: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai hữu tính.
B. Công nghệ gen.
C. Gây đột biến nhân tạo.
D. Công nghệ tế bào.
Câu 8: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
B. biến dị tổ hợp.
C. mức phản ứng của kiểu gen.
D. thể đột biến.
Câu 9: Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:
(1) Tạo dòng thuần chủng.
(2) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
(3) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Trình tự đúng của các bước trong qui trình này là:
A. (2) $\to$ (3) $\to$ (1).
B. (1) $\to$ (2) $\to$ (3).
C. (1) $\to$ (3) $\to$ (2).
D. (2) $\to$ (1) $\to$ (3).
Câu 10: Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và
A. ADN pôlimeraza.
B. restrictaza.
C. ligaza.
D. ARN pôlimeraza.
Câu 11: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
A. Lai khác dòng kép.
B. Lai khác dòng đơn.
C. Lai phân tích.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 12: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là
A. plasmit và virut
B. plasmit và nấm men
C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut
D. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit
Câu 13: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để
A. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền
B. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp
C. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn
D. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Câu 14: Giống cây trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen?
A. Giống dưa hấu tam bội.
B. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten.
C. Giống lúa IR22.
D. Giống dâu tằm tam bội.
Câu 15: Người ta nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbddEe tạo thành các dòng đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau?
A. 16
B. 6
C. 12
D. 8
Câu 16: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:

Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1b, 2c, 3a
B. 1a, 2b, 3c
C. 1b, 2a, 3c
D. 1c, 2a, 3b
Câu 17: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này
A. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.
B. có kiểu gen giống nhau.
C. không thể sinh sản hữu tính.
D. có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau.
Câu 18: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào?
A. Hội chứng Đao.
B. Bệnh hồng cầu hình liềm.
C. Hội chứng Tớcnơ.
D. Bệnh ung thư.
Câu 19: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 20: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp
(2) Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Thứ tự đúng của các bước trên là
A. (3) $\to$ (2) $\to$ (4) $\to$; (5) $\to$ (1)
B. (4) $\to$ (3) $\to$ (2) $\to$ (5) $\to $ (1)
C. (3) $\to$ (2) $\to$ (4) $\to$ (1) $\to$ (5)
D. (1) $\to$ (4) $\to$ (3) $\to$ (5) $\to$ (2)
Câu 21: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
A. 32
B. 5
C. 8
D. 16.
Câu 22: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
A. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
B. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
Câu 23: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
Câu 24: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
C. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
D. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
Câu 25: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmic trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 26: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
Câu 27: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Tầm gửi và cây thân gỗ
B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y
C. Cỏ dại và lúa
D. Giun đũa và lợn
Câu 28: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống
B. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
D. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp
Câu 29: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng tạo dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc
A. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu
B. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm
C. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau của từ một số giống ban đầu
D. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau
Câu 30: Trong công tác giống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để
A. xác định độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu
B. rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống
C. xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gen trên một nhiễm sắc thể
D. xác định thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên một gen
Câu 31: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
Câu 32: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
B. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
C. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
D. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
Câu 33: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai tế bào xôma khác loài.
B. Công nghệ gen.
C. Lai khác dòng.
D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 34: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.
(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 35: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt.
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đôly.
Câu 36: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
D. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
Câu 37: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Tải file pdf: 37 câu ứng dụng di truyện ôn thi THPT Quốc Gia 2016

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g