Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Đề thi thử 2016 - Trường Chuyên THPT ĐHKHTN - lần 1

Câu 1: : Ở vi khuẩn, trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein, chất cảm ứng có vai trò

A. Tăng cường hoạt động của ARN polymeraza
B. Ức chế gen điều hòa, ngăn cản quá trình tổng hợp protein ức chế
C. Bám vào vùng vận hành và làm các gen cấu trúc hoạt động phiên mã.
D. Thay đổi cấu hình chất ức chế và kích thích hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc

Câu 2: Sự tổng hợp liên tục các enzyme thuộc Operon lac sẽ xảy ra trong trường hợp nào dưới đây nếu chất cảm ứng của operon này không có mặt?

A. Đột biến ở vùng khởi động (P)
B. Đột biến ở vùng vận hành (O)
C. Đột biến  ở gen điều hòa làm chất ức chế không liên kết được với chất cảm ứng
D. Đột biến xảy ra ở nhiều gen trong hệ thống điều hòa.

Câu 3: Ở một quần thể động vật có số lượng cá thể là 750 con. Dự đoán sau 1 năm quần thể này sẽ có bao nhiêu cá thể, nếu biết hàng năm quần thể này có mức sinh sản là 1,23; mức tử vong là 0,65; mức nhập cư là 0,3 và mức xuất cư là 0,5.

A. 925
B. 1025
C. 1035
D. 1045

Câu 4: a+,b+,c+ và d+ là các gen trên NST thường phân li độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành nên màu đen theo sơ đồ dưới đây:de-thi-thu-khtnCác alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a,b,c và d. người ta tiến hành lai 1 cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có kiểu gen là aabbccdd và thu được các con lai F1.Vậy khi cho các cá thể F1 lai với nhau thì tỉ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu?

A. 27/64 và 37/256
B. 37/64 và 27/64
C. 37/64 và 27/256
D. 33/64 và 27/64

Câu 5: Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm chất liệu DT ở cơ thể mang đột biến đó?

A. Chuyển đoạn và đảo đoạn
B. Mất đoạn và lặp đoạn
C. Đảo đoạn và mất đoạn
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn

Câu 6: Nhân tố tiến hóa trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường sống là

A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên và khả năng di cư
C. Khả năng di cư
D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 7: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 171 cây hoa trắng: 40 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra. Khi cho 2 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thì xác suất thu được cây hoa trắng ở F3 là bao nhiêu?

A. 1/3
B. 1/6
C. 1/9
D. 4/9

Câu 8: Hai cặp gen A/a; B/b quy định hai cặp tính trạng tương phản và nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng . Phép lai nào dưới đây chắc chắn sẽ cho kết quả giống phép lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen di truyền phân li độc lập

A. AB/ab x aB/ab
B. Ab/aB x AB/ab
C. Ab/ab x aB/ab
D. Ab/aB x ab/ab

Câu 9: Qúa trình các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ chuyển hóa cacbon vào khí quyển gọi là quá trình______.

A. Đốt cháy
B. Ăn thịt
C. Quang hợp
D. Phân hủy

Câu 10: Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng thân xám trội so với gen quy định thân đen; gen quy định cánh dài trội so với gen quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cách nhau 18cM. Lai hai dòng thuần chủng ruồi mình xám, cánh ngắn với ruồi mình đen cánh dài. Kết quả ở phép lai phân tích cá thể F1 sẽ là:

A. 25% mình xám, cánh ngắn : 50% mình xám, cánh dài : 25% mình đen, cánh dài.
B. 70,5% mình xám, cánh dài : 4,5% mình xám, cánh ngắn : 4,5% mình đen, cánh dài:20,5% mình đen, cánh ngắn.
C. 41% mình xám, cánh ngắn : 41% mình đen, cánh dài : 9% mình xám, cánh dài : 9% mình đen, cánh ngắn.
D. 75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen, cánh ngắn.

Câu 11: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của hiện tượng hoán vị gen:

A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa.
B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong quá trình chọn lọc và tiến hóa.
C. Tái tổ hợp lại gen quý trên các nhiễm sắc thể khác nhau của các cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết.
D. Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen.

Câu 12: Vai trò của nhân tố biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là:

A. Làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
B. Làm cho thành phần kiểu gen trong quần thể thay đổi đột ngột.
C. Hình thành nòi, thứ, loài mới nhanh chóng.
D. Di nhập thêm nhiều gen mới.

Câu 13: Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng, người ta thu được đời lai có 242 cây hoa trắng và 79 cây hoa đỏ. Quy luật di truyền chi phối tình trạng màu hoa ở loài thực vật này là:

A. Quy luật phân li.
B. Tương tác cộng gộp.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác hỗ trợ.

Câu 14: Cho tự thụ phấn các cây F1, người ta thu được các cây F2 với kiểu hình như sau: 816 cây thân cao, quả ngọt, 271 cây thân cao, quả chua; 187 cây thân thấp, quả ngọt và 62 cây thân thấp, quả chua. Quy luật di truyền chi phối hai tính trạng nêu trên ở loài thực vật này là:

A. Tương tác hỗ trợ và phân li độc lập.
B. Mỗi gen quy định một tính trạng phân li độc lập
C. Liên kết không hoàn toàn.
D. Tương tác át chế và phân li độc lập.

Câu 15: Phần mà sinh vật sản xuất chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học của các hợp chất hữu cơ, trừ đi năng lượng được sử dụng để hô hấp, được gọi là:

A. Năng suất sinh học
B. Sản lượng sơ cấp tinh
C. Sản lượng sơ cấp thô
D. Sản lượng sinh vật thứ cấp.

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh do gen lặn di truyền liên kết với nhiễm sắc thể  giới tính X ở người:
A. Bệnh dễ biểu hiện ở người nam.
B. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái
C. Hôn nhân cận huyết  tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện người nữ mắc bệnh
D. Mẹ bình thường mang gen bệnh sẽ làm biểu hiện ở một nửa số con trai.

Câu 17: Đột biến ở gen tế bào chất gây hậu quả nào sau đây?

A. Tất cả các giao tử đều mang gen đột biến
B. Kiểu hình đột biến chỉ được biểu hiện ở cơ chế đồng hợp
C. Vai trò của bố và mẹ là như nhau trong sự di truyền
D. Sẽ tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.

Câu 18: Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng:

A. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật.
B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
C. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
D. Sự chuyển từ đời sống từ dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.

Câu 19: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn về khả năng gây chết, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỷ lệ phân tính:

A. 1 : 1
B. 1 : 2 : 1
C. 2 : 1
D. 3 : 1

Câu 20: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trang sẽ có:

A. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen
B. 6 kiểu hình : 4 kiểu gen

C. 8 kiểu hình : 27 kiểu gen
D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen

Câu 21: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành đem lai 2 dòng thuần chủng. Một dạng lá có lông ở cả mặt trên và mặt dưới lá, còn dạng kia thì lá không có lông. Tất cả con lai F1 đều có lông ở 2 mặt lá, nhưng khi tiến hành lai phân tích con lai F1, chỉ thu được 25% cây có lông ở 2 mặt lá : 25% cây có long ở mặt lá dưới : 25% cây có lông ở mặt lá trên : 25% cây không có lông ở lá. Kết quả phép lai này cho thấy, tính trạng có lông ở cả hai mặt lá trong trường hợp này do:

A. Tương tác trội lặn không hoàn toàn giữa hai alen cùng một lôcút.
B. Tương tác át chế của gen trội
C. Tương tác bổ trợ giữa hai alen trội.
D. Có sự tái tổ hợ di truyền giữa các alen.

Câu 22: Tất cả những sinh vật trong một khu vực cấu thành nên

A. Một quần thể
B. Một ổ sinh thái
C. Một quần xã
D. Một hệ sinh thái

Câu 23: Bệnh mù màu do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. Cho biết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số nam bị bệnh mù màu là 8%. Tần số nữ bị mù màu trong quần thể người đó là:

A. 1,28%
B. 2,56%
C. 6,4%
D. 4%

Câu 24: Trong một đàn bò, số con có lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết rằng lông đỏ là tính trội hoàn toàn quy định bởi alen A, lông khoang là tính lặn quy định bởi alen a và đàn bò này ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong các con lông đỏ, các con mang alen lặn chiếm tỉ lệ:

A. 50%
B. 75%
C. 25%
D. 48%

Câu 25: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng, người có nhóm máu O chiếm tỷ lệ 48,35%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,46%,còn lại là nhóm máu AB. Tần số tương đối của các alen $I^A$ , $I^B$ và $I^O$ trong quần thể này là:

A. $I^A$ = 0,13; $I^B$ = 0,18; $I^O$ = 0,69
B. $I^A$ = 0,18; $I^B$ = 0,13; $IO$ = 0,69

C. $I^A$ = 0,26; $I^B$ = 0,17; $I^O$ = 0,57
D. $I^A$ = 0,17; $I^B$ = 0,26; $I^O$ = 0,57

Câu 26: Sau khi đốn hết gỗ, các công ty đồ gỗ không đủ khả năng chờ  quá trình dài của  xảy ra tự nhiên, họ phải trồng ngay tức thì

A. Cộng sinh
B. Đồng tiến hóa
C. Diễn thế
D. Phân hủy

Câu 27: Trong việc tạo ưu thế lai,lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần nhằm mục đích

A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất
B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
D. Xác định mối tương tác giữa các gen thuộc hệ gen nhân với các gen thuộc hệ gen tế bào chất.

Câu 28: Thao tác nào dưới đây không thuộc kĩ thuật chuyển gen?

A. Tách các gen ra khỏi tế bào cho và tách AND plasmit từ vi khuẩn.
B. Gây đột biến gen đã được cắt hay được tổng hợp gen mới.
C. Tạo phân tử ADN tái tổ hợp
D. Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận

Câu 29: Tại sao các vectơ tách dòng plasmitd phải mang các gen đánh dấu (marker genes) kháng chất kháng sinh

A. Plasmid phải có tính chất này để có thể nhận được AND ngoại lai
B. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận plasmid
C. Để đảm bảo sự có mặt của vị trí khởi đầu sao chép
D. Để đảm bảo véctơ plasmid có thể cắt bởi enzym giới hạn.

Câu 30: Xu hướng biến đổi nào dưới đây trong quá trình diến thế sinh thái của một quần xã dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng?

A. Sinh khối tổng sản lượng tăng lên, sản lượng cơ cấp tinh giảm.
B. Hô hấp của quần xã giảm, tỷ lệ giữa sinh vật sản xuất và phân giải vật chất trng quần xã tiến dần tới 1.
C. Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.
D. Lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.

Câu 31: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính $X^AX^a$. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là :

A. $X^AX^a$, $X^aX^a$,$X^A$, $X^a$, O.
B. $X^AX^A$, $X^AX^a$,$X^A$, $X^a$, O.
C. $X^AX^A$, $X^aX^a$,$X^A$, $X^a$, O.
D. $X^AX^a$, O, $X^A$, $X^AX^A$.

Câu 32: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, sinh con đầu lòng bị bạch tạng. Xác suất sinh đứa thứ 2 bị bạch tạng là

A. 25%
B. 2,5%
C. 50%
D. 75%

Câu 33: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

A. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp
B. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và thiếu khí
C. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt
D. Thực vật, nấm.

Câu 34: Bố mẹ đều bình thường, sinh được con gái bình thường, một con trai bị bệnh Z và một con trai bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ bình thường và sinh con gái bị bệnh Z. Có thể kết luận bệnh Z này nhiều khả năng chi phối bởi gen:

A. Trội trên NST thường.
B. Lặn trên NST giới tính X.
C. Lặn trên NST thường.
D. Trội trên NST giới tính.

Câu 35: Cho một locut có 2 alen được kí hiệu là B và b; trong đó bb là kiểu gen đồng hợp từ lặn gây chết, trong khi hai kiểu gen BB và Bb có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen b ở quần thể ban đầu (thế hệ 0) là 0,1 thì sau 10 thế hệ (thế hệ 10) tần số alen này đc mong đợi là bao nhiêu?

A. 0,00
B. 0,10
C. 0,05
D. 0,50

Câu 36: Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của các gen trong quần thể?

A. Di nhập gen
B. Đột biến gen
C. Giao phối tự do hay tự thụ phấn
D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 37: Trong hệ sinh thái, những sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất thường chứa ít sinh khối hơn những sinh vật tại bâc dinh dưỡng thấp hơn vì

A. Các sinh vật thiếu khả năng biến đổi năng lượng mà chúng tiêu thụ thành sinh khối
B. Động vật ăn thịt sử dụng quá nhiều năng lượng cho việc săn mồi
C. Sinh vật sản xuất có khuynh hướng nặng hơn sinh vật tiêu thụ
D. Hầu hết năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất bị phản chiếu hoặc phát tán ngoài không gian

Câu 38: Có hai loài thực vật: loài A có bộ NST đơn bội n = 19, loài B có bộ NST n = 11. Người ta tiến hành lai xa, kết hợp đa bội hóa thu được con lai song nhị bội của hai loài này. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số nhiễm sắc thể và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 60.
B. Số nhiễm sắc thể của thể song nhị bội là 60, số nhóm liên kết của nó là 30.
C. Số nhiễm sắc thể và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 30
D. Số nhiễm sắc thể của thể song nhị bội là 30, số nhóm liên kết của nó là 60

Câu 39: Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào:

A. Sự dịch chuyển của các đại lục
B. Xác định tuổi của các lớp vật chất và hóa thạch
C. Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu và các hóa thạch điển hình
D. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ

Câu 40: Trong một chuỗi thức ăn gồm 5 loài A, B, C, D, E. Biết rằng tổng năng lượng của loài D chỉ bằng 1% của tổng năng lượng của loài B, tổng năng lượng của loài A lớn hơn tổng năng lượng của loài B là 12 lần, tổng năng lượng của loài E nhỏ hơn tổng năng lượng loài A là 106 lần, loài C có tổng năng lượng lớn nhất. Thứ tự các loài trong chuỗi thức ăn đúng nhất là

A. A-B - C - D - E
B. C - A - D - E - B
C. E - D - C - B - A
D. C - A - B - E - D

Câu 41: Xét 3 gen, mỗi gen có 2 alen ở 1 loài sinh vật. Trong đó, 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, cặp gen còn lại nằm ở vùng tương đồng trên hai nhiễm sắc thể giới tính (X và Y). Số loại kiểu gen khác nhau có thể hình thành liên  quan tới 3 cặp gen nêu trên ở loài sinh vật này là:

A. 60
B. 70
C. 27
D. 36

Câu 42: Một phân tử  ADN  có chiều dài 5100 ăngstrong, trong đó số nucleotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit. Số liên kết hidro có mặt trong cấu trúc của AND là

A. 3600
B. 1500
C. 3900
D. 900

Câu 43: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Trong quá trình giảm phân, người ta thấy cứ 1000 tế bào sinh tinh thì có 40 tế bào có hiện tượng không phân li của cặp nhiễm sắc thế số 7 ở giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, số giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 7 chiếm tỷ lệ là

A. 4%
B. 20%
C. 2%
D. 0,4%

Câu 44: Cơ quan tương tự là những cơ quan có … (G: cùng nguồn gốc, K: nguồn gốc khác nhau) nhưng đảm nhiệm các chức năng…(Gi: giống nhau, Kh: khác nhau) nên có … (H: hình thái, J: kiểu gen) tương tự:

A. K, Gi, J
B. G, Gi, H
C. G, Kh, J
D. K, Gi, H

Câu 45: Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh tinh có bộ NST kí hiệu AaBbDd. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa và Dd phân li bình thường ; cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử được tạo ra tử cơ thể có chứa tế bào sinh tinh trên là:

A. 6
B. 4
C. 2
D. 8

Câu 46: Tính bền vững và đặc thù trong cấu trúc của AND được bảo đảm bởi:

A. Các liên kết photphodieste giữa các nucleotit trong mỗi chuỗi polinucleotit
B. Liên kết giữa các bazo nito và đường đêoxiribo
C. Các liên kết hidro hình thành giữa các bazo nito của 2 chuỗi polinucleotit
D. Sự liên kết giữa AND với protein histon trong cấu trúc của chất nhiễm sắc

Câu 47: Sự phú dưỡng trong hồ thường là kết quả trực tiếp của

A. Nguồn cung cấp muối của N và P của hồ bị giảm
B. Quá nhiều chất độc công nghiệp đổ vào hồ
C. Quá nhiều các muối của N và P từ đất canh tác
D. Quá nhiều nguyên tố vi lượng từ vùng đất xung quanh hồ

Câu 48: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống phân tử AND mẹ là

A. Chiều tổng hợp mạch mới của enzyme AND polimeraza là 5’ à 3’
B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. Hoạt động xúc tác của enzyme AND lygaza
D. Sự xúc tác của enzyme trong tổng hợp đoạn mồi

Câu 49: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên NST thường, mỗi alen đều có chiều dài 0,4420 micromet. Alen A có nucleoti loại A chiếm 30% alen a có 3350 liên kết hydro. Thể đột biến dị bội của loài này chứa ba NST mang cặp gen nêu trên có số lượng nucleotit loại A và G lần lượt là 1880 và 2020. Kiểu gen của cơ thể dị bội là

A. AAa
B. Aaa
C. AAA
D. aaa

Câu 50: Ý nghĩa của cơ quan thoái hóa trong tiến hóa là

A. Phản ánh sự tiến hóa phân li

B. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy

C. Phản ánh chức phận quy định cấu tạo

D. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống và sự thích nghi của sinh vật.

Đáp án:
1D 2B 3C 4B 5A 6A 7B 8C 9D 10C
11C 12B 13B 14D 15C 16C 17D 18A 19C 20D
21C 22B 23A 24B 25A 26C 27B 28B 29B 30C
31C 32A 33C 34C 35C 36C 37B 38B 39C 40D
41B 42C 43C 44D 45D 46A 47C 48B 49B 50D 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g