Hệ nhóm máu ABO và nguyên tắc truyền máu

Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis, Kell, P, MNSs... Trong số này hệ thống nhóm máu ABO và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.

1. Hệ thống nhóm máu ABO

Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là ngưng kết nguyên.

Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó.

Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu ABO thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu

Sự phân bố ngưng kết nguyên và ngưng kết tố trong hệ thống nhóm máu ABO
  • Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.
  • Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong huyết tương.
  • Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong huyết tương.
  • Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.


Nhóm A lại có thể được chia thành hai phân nhóm A1 và A2. Vì vậy số lượng nhóm máu có thể được chia thành 6 nhóm: O, A1, A2, B, A1B và A2B. Trong thực tế, truyền máu có thể gây tai biến khi nhầm tưởng nhóm máu A2 là nhóm máu O hoặc nhầm tưởng nhóm máu A2B là nhóm B.
Tần suất của các nhóm máu ở người thể hiện trên bảng sau:
Các chủng tộc
Nhóm máu ABO
O
A
B
AB
Người da trắng

45 %
40 %
11 %
4 %
Người da đen

49 %
27 %
20 %
4 %
Người Việt Nam
45 %
21,2 %
28,3 %
5,5 %

2. Nguyên tắc truyền máu

Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:

  • Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
  • Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
  • Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O, truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu "hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:
Sơ đồ truyền máu
Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhu cầu về máu là rất lớn, trong khi đó nguồn cung cấp máu chỉ có hạn. Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng truyền máu theo từng thành phần của máu. Máu được phân tách ra thành các thành phần riêng rẽ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin, kháng thể, các yếu tố đông máu...Như vậy, một đơn vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân tùy theo nhu cầu của từng người và cũng hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ, truyền hồng cầu cho bệnh nhân thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Truyền máu toàn phần chỉ thực hiện đối với bệnh nhân mất máu cấp tính với khối lượng máu bị mất lớn (trên 30 % lượng máu cơ thể).
Xem thêm: máy đưa võng tự độngmáy hút sữa bằng tay dành cho các bé

Nhận xét

  1. Tôi muốn hỏi . nhóm máu công thúc ABO khi truyền tiễu cầu thì phãi luu ý những gị ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để được tư vấn hãy tìm đến Bác Sĩ nhé. HQB chỉ trao đổi những vấn đề liên quan đến sinh học phổ thông. Cảm ơn!

      Xóa
    2. Cho em hỏi tại sao ng có nhóm máu o thì truyền được cho nhóm máu a,b,ab... Mà ng có nhóm máu a,b,ab,... Lại ko truyền được cho nhóm máu o

      Xóa
    3. Vi trong cac nhom mau a,b,ab thi co khang nguyen nen khi truyen vao nhau no se tao ra khang the va lam cho mau ngung lien ket nen gay ket dinh rat nguy hiem nhung msu O lai ko co khang nguyen nen no co the truyen het cho tat ca loai mau

      Xóa
  2. thầy cho em hỏi kĩ về :
    1,khái niệm kháng nguyên và kháng thể.
    2,phân biệt giữa hồng cầu và huyết thanh
    em có tra trên mạng như còn lơ mơ quá....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kháng nguyên bạn cứ hiểu là những chất vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu tương ứng
      Máu thì gồm có 2 phần là các tế bào máu và huyết tương, tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,. huyết thanh là huyết tương đã lấy đi yếu tố đông máu

      Xóa
    2. kháng nguyên bạn cứ hiểu là những chất vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu tương ứng
      Máu thì gồm có 2 phần là các tế bào máu và huyết tương, tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,. huyết thanh là huyết tương đã lấy đi yếu tố đông máu

      Xóa
  3. E hỏi chút.. E đi xét nghiệm về họ ghi là nhóm máu ABO, vậy nhom mau của em là nhóm ABO ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Cho em hỏi.. E đi xét nghiệm máu về bác sĩ có ghi là nhóm máu ABO. Vậy nhom mau của em là ABO ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhóm máu A hoặc B hoặc AB hoặc O trong hệ nhóm máu ABO. Còn mình chưa nghe nhóm máu ABO. Ngoài hệ phân loại nhóm máu ABO thì còn có một số hệ phân loại khác như Rh+, Rh+,... một số người rơi vào nhóm máu hiếm là xét ở hệ hệ Rh+ và Rh- cũng như kết hợp với hệ ABO.

      Xóa
  5. truyền sia nhóm máu gây ngưng kết hồng cầu. thầy có thể ns rõ hơn về phần triệu chứng k ạ

    Trả lờiXóa
  6. Truyền nhầm nhóm máu ABO có gây tán huyết không

    Trả lờiXóa
  7. Bất đồng yếu tố Rh mẹ con có gây ra tán huyết không

    Trả lờiXóa
  8. bố RH+ dị hợp tử là như thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
  9. cho e hỏi người nhóm máu B Rh+ có thể nhận huyết tương từ những nhóm máu nào?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân