30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn khi có tác động của chọn lọc tự nhiên như: trong quần thể có một kiểu gen nào đó không có khả năng sinh sản hoặc không hình thành cơ thể trưởng thành (hạt không nảy mầm, trừng không nở),...
Giả sử quần thể ban đầu (P) có tỉ lệ các kiểu gen là dAA : hAa : raa . Bây giờ ta tìm cấu trúc di truyền của quần thể tự thu phấn qua n thế hệ trong hai trường hợp thường gặp sau:
Bước 2: Vì kiểu gen aa không có khả năng sinh sản cho nên ta có các kiểu tự thụ phấn là: (AA x AA) và (Aa x Aa), suy ra:
Bước 2: Vì kểu gen aa không hính thành cá thể trưởng thành (không sống sót) nên ta tính lại cấu trúc di truyền của quần thể Fn:
Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho một quần thể gồm các cá thể có kiểu gen lần lượt là 100AA, 400Aa, 500aa. Giả sử chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình lặn. Trong số các cá thể ở F1, tỉ lệ cá thể có kiểu hình đồng hợp của quần thể tự phối này là:
A. 2/5
B. 1/2
C. 1/5
D. 3/5
Câu 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa
C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
D. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
Câu 3: Ở một loài thực vật, xét một gen có hai alen A và a. Trong đó alen A có khả năng nảy mầm tốt, a làm hạt không nảy mầm được trên đất kiềm. Người ta đem gieo một số hạt có thành phần kiểu gen là: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa trên đất nhiễm kiềm. Sau đó cho các cây tự thụ phấn thu được các hạt F1. Lại đem gieo các hạt F1 trên mảnh đất đó thì tỉ lệ số hạt nảy mầm là bao nhiêu?
A. 0,5
B. 0,8
C. 0,7
D. 0,875
Câu 4: Một quần thể tự thụ phấn có 16 cá thể có kiểu gen AA, 48 cá thể có kiểu gen Aa; Kiểu gen aa chết ở giai đoạn phôi. Tỉ lệ kiểu gen của các cá thể ở F3 là?
A. AA=37/43; Aa=6/43.
B. AA=1/4; 3/4Aa.
C. AA=37/64; Aa=3/32; aa=21/64.
D. AA=1/3; 2/3Aa.
Giả sử quần thể ban đầu (P) có tỉ lệ các kiểu gen là dAA : hAa : raa . Bây giờ ta tìm cấu trúc di truyền của quần thể tự thu phấn qua n thế hệ trong hai trường hợp thường gặp sau:
Trường hợp 1: Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản:
Bước 1: Giả sử 3 kiểu gen AA, Aa và aa đều có khả năng sinh sản như nhau, ta xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ $F_{n-1}$: d'AA : h'Aa : r'aa.Bước 2: Vì kiểu gen aa không có khả năng sinh sản cho nên ta có các kiểu tự thụ phấn là: (AA x AA) và (Aa x Aa), suy ra:
- $F_{n-1}$: d'(AA x AA) => $F_n$: d'AA.
- $F_{n-1}$: h'(Aa x Aa) => $F_n$: h'(1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa).
- AA = $\frac{d'+\frac{h'}{4}}{d'+h'}$
- Aa = $\frac{\frac{h'}{2}}{d'+h'}$
- aa = $\frac{\frac{h'}{4}}{d'+h'}$
- A = $\frac{d'+\frac{h'}{2}}{d'+h'}$
- a = $\frac{\frac{h'}{2}}{d'+h'}$
Trường hợp 2: Kiểu gen aa không có khả năng sống (chết trong giai đoạn phôi, không nảy mầm hoặc trứng không nở):
Bước 1: Ta cũng giả sử 3 kiểu gen AA, Aa và aa đều có khả năng sống và khả năng sinh sản như nhau, ta xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ $F_n$: xem thêm công thức quần thể tự phốiBước 2: Vì kểu gen aa không hính thành cá thể trưởng thành (không sống sót) nên ta tính lại cấu trúc di truyền của quần thể Fn:
- AA = $\frac{d+\frac{h}{2}\left ( 1-\frac{1}{2^{n}} \right ) }{d+\frac{h}{2}\left ( 1-\frac{1}{2^{n}} \right ) + \frac{h}{2^n}}$ = $ \frac{d+\frac{h}{2}\left ( 1-\frac{1}{2^{n}} \right ) }{d+\frac{h}{2}\left ( 1+\frac{1}{2^{n}} \right )}$
- Aa =$ \frac{\frac{h}{2^n} }{d+\frac{h}{2}\left ( 1+\frac{1}{2^{n}} \right )}$
Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho một quần thể gồm các cá thể có kiểu gen lần lượt là 100AA, 400Aa, 500aa. Giả sử chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình lặn. Trong số các cá thể ở F1, tỉ lệ cá thể có kiểu hình đồng hợp của quần thể tự phối này là:
A. 2/5
B. 1/2
C. 1/5
D. 3/5
Câu 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa
C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
D. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
Câu 3: Ở một loài thực vật, xét một gen có hai alen A và a. Trong đó alen A có khả năng nảy mầm tốt, a làm hạt không nảy mầm được trên đất kiềm. Người ta đem gieo một số hạt có thành phần kiểu gen là: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa trên đất nhiễm kiềm. Sau đó cho các cây tự thụ phấn thu được các hạt F1. Lại đem gieo các hạt F1 trên mảnh đất đó thì tỉ lệ số hạt nảy mầm là bao nhiêu?
A. 0,5
B. 0,8
C. 0,7
D. 0,875
Câu 4: Một quần thể tự thụ phấn có 16 cá thể có kiểu gen AA, 48 cá thể có kiểu gen Aa; Kiểu gen aa chết ở giai đoạn phôi. Tỉ lệ kiểu gen của các cá thể ở F3 là?
A. AA=37/43; Aa=6/43.
B. AA=1/4; 3/4Aa.
C. AA=37/64; Aa=3/32; aa=21/64.
D. AA=1/3; 2/3Aa.
thầy ơi cái giải rất hay ạ, em chưa từng đọc ở đâu cả nên em thấy hơi khó hiểu ở TH1 ạ . sao lại làm đc như vậy thế ạ
Trả lờiXóasao th1 phải tính ở Fn-1 ạ
Trả lờiXóaà e nhầm ạ
Trả lờiXóasao e áp dụng th1 mà k ra kết quả ạ.thầy giải 1 bài cụ thể dk k ạ
Trả lờiXóacấu trúc di truyền 0.2AA : 0.6Aa :0.2aa.tính tỉ lệ kg ở thế hệ f5 trc sinh sản biết cá thể có kh lặn k có khả năng sinh sản
thầy ơi sao em thấy công thức này là KG aa không sinh sản ở Fn-1 chứ trước đó vẫn sinh sản được ạ ?
Trả lờiXóaBước 1 của trường hợp 2 có câu "giả sử 3 kg có khả năng sống và sinh sản như nhau" ... sao lại như nhau được ah? @.@
Trả lờiXóaCông thức này sai rồi thì phải.Điều giả sử ở đây chỉ có mỗi Fn-1 không sinh sản được chứ các thế hệ trước vẫn sinh sản bình thường mà.Em thử với quần thể 0,1AA:0,4Aa:0,5aa với aa không có khả năng sinh sản tính thủ công ở F3 là 49/81AA:28/81Aa:4/81aa mà dùng công thức thì ra 11/14AA:1/7Aa:1/14aa.....
Trả lờiXóaThầy có thể chỉnh lại công thức không , nếu không các bạn có thể xem và làm sai đấy ạ!!
thầy ơi cho em hỏi hồi giờ có dạng bài quần thể tự phối mà các gen cùng nằm trên 1 NST không ạ? nếu có thì giải thế nào ạ? em cám ơn!
Trả lờiXóaDạng này chỉ thấy xuất hiện trong đề thi HSG.
XóaCông thức thầy đưa ra phần tự thụ mà các cá thể aa ko có sức sống ko ổn lắm thì phải ạ
Trả lờiXóaKhông ổn như thế nào? Cần phản biện cụ thể (ví dụ) để cùng nhau trao đổi.
Xóathầy ơi có công thức tính kg fn-1 ko ạ hay mk phải viết từng thế hệ ra ạ
Xóanhờ thầy và các bạn giảng giải hộ minh bt nay:
Trả lờiXóaXét một cặp gen của một loài tự phối,
a. Thế hệ ban đầu của một quần thể có thành phần kiểu gen là 300 AA + 600 Aa + 100 aa. Qua nhiều thế hệ tự phối, quần thể đã phân hóa thành các dòng thuần về kiểu gen AA và aa. Tính tỉ lệ các dòng thuần về gen kiểu gen AA và aa hình thành trong quần thể này.
b. Một quần thể khác của loài có thành phần kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,36AA + 0,64Aa. Do không thích nghi với điều kiện sống, tất cả các cá thể mang kiểu gen aa ở các thế hệ đều chết. Tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau 1 thế hệ.
Bạn xem các dạng bài tương tự ở đây nhé
Xóa