Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Tuyển tập những câu hỏi trắc nghiệm phần TIẾN HÓA có trong đề thi TN THPT và ĐẠI HỌC

Tuyển tập những câu hỏi phần tiến hóa có trong đề thi của các kỳ thi THPT Quốc Gia môn sinh học. Hiện tại đã cập nhất những câu hỏi phần tiến hóa có trong đề thi TN THPT và ĐH trong 3 năm gần đây (từ năm 2012 đến 2014).

Đề thi đại học năm 2012

Câu 1: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Cách li địa lí.
D. Đột biến.
Câu 2: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 3: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 5: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
A. các giọt côaxecva.
B. các tế bào nhân thực.
C. các tế bào sơ khai.
D. các đại phân tử hữu cơ.
Câu 6: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di – nhập gen.
Câu 7: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa
F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa
F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 8: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 9: Kimura đã đề suất thuyết tiến hóa trung tính dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của
A. các nhiễm sắc thể
B. các phân tử ADN
C. các phân tử prôtêin
D. các phân tử ARN.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Đột biến
D. Giao phối ngẫu nhiên

Đề tốt nghiệp năm 2013

Câu 11: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.b
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiến hóa tiền sinh học.
(2) Tiến hóa hóa học.
(3) Tiến hóa sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (3) => (2) => (1).
B. (2) => (3) => (1).
C. (1) => (2) => (3).
D. (2) => (1) => (3).
Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 14: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên
A. loài mới.
B. bộ mới.
C. họ mới.
D. chi mới.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo một hướng xác định?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên .
C. Đột biến.
D. Di – nhập gen.
Câu 16: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đếu sử dụng chung một bộ mã di truyền
B. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin
C. ADN của tất cả các laoì sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit
D. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 17: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật một cách đột ngột?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Đề thi đại học năm 2013

Câu 18: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 19: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (1), (3)
B. (1), (4)
C. (2), (4)
D. (2), (3).
Câu 20: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
Câu 21: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
Câu 22: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là
A. ARN
B. ADN
C. lipit
D. prôtêin
Câu 23: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A. Cơ quan tương tự
B. Cơ quan tương đồng
C. Hóa thạch
D. Cơ quan thoái hóa
Câu 24: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất ?
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường
B. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
C. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Câu 25: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả

Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên
B. đột biến
C. giao phối không ngẫu nhiên
D.giao phối ngẫu nhiên
Câu 26: Khi nói về thuyết tiến hóa trung tính Kimura, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thuyết tiến hóa trung tính dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phần tử prôtêin.
B. Thuyết tiến hóa trung tính cho rằng mọi đột biến bằng trung tính
C. Thuyết tiến hóa trung tính nghiên cứu sự tiến hóa ở cấp độ phân tử
D. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến hóa ở cấp phân tử là sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính

Đề thi tốt nghiệp năm 2014

Câu 27: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? 
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. 
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. 
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. 
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
A. (2), (3), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (2), (5).
Câu 28: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay.
C. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
Câu 29: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 
B. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
C. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
D. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
Câu 30: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
D. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
Câu 31: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá là
A. giao phối ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 32: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li nơi ở.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li địa lí.
D. Cách li sinh sản.
Câu 33: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.

Đề thi đại học năm 2014

Câu 34: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường.
B. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được.
C. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
D. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
Câu 35: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 36: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 37: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. biến dị cá thể
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
C. đột biến gen
D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 38: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là.
A. tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
D. quy định nhiều hướng tiến hóa.
Câu 39: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.
C. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
D. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.
Câu 40: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
Câu 41: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.
B. Đột biến và di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 42: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g