30 câu Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật (phần 1) Câu 31: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là A. dạ dày, ruột non, ruột già B. thực quản, dạ dày, ruột non. C. miệng, thực quản, dạ dày. D. miệng, dạ dày, ruột non. Câu 32: Dạ dày đơn có ở A. thú ăn thịt, thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. C. thú ăn thịt và thú ăn tạp. B. tất cả các loài thú ăn cỏ. D. thú ăn tạp và một số thú ăn cỏ. Câu 33: Protein được phân hủy trong dạ dày thành polypeptide. Biểu đồ dưới đây mô tả nồng độ của protein và polypeptide trong dạ dày qua 90 phút. Tỷ số giữa nồng độ protein và nồng độ polypeptit trong dạ dày sau 30 phút bằng bao nhiêu? A. 3: 5 B. 5: 3 C. 13: 7 D. 7:13 Câu 34: Ở động vật chưa có hệ tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào sau đó là tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 35: Quá trình tiêu hoá thức ăn
Trong quá trình nhân đôi ADN (quá trình tái bản hay quá trình tự sao ADN), cả 2 mạch của ADN mẹ đều làm mạch khuôn, các nucleotit của mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
Khi ADN nhân đôi 1 lần
Sau một lần nhân đôi sẽ hình thành 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
Như vậy ta gọi A', T', G', X' là các nucleotit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp, N' là tổng số nucleotit môi trường nội bào cần cung cấp cho ADN tự sao.
Ta có: A' = T' = A = T; G' = X' = G = X; N' = N
Khi ADN tự sao n lần:
- Tổng số ADN con được hình thành là $2^n$
- Tổng số nucleotit trong các ADN con là $2^n.N$
- Tổng số nucleotit từng loại trong các ADN con là: $2^n.A = 2^n.T$; $2^n.G = 2^n.X$
suy ra tổng số nucleotit tự do từng loại môi trường nội bào cần cung cấp là: $A' = T' = (2^n-1).A = (2^n-1)T$; $G' = X' = (2^n-1).G = (2^n-1)X$ và tổng số nucleotit tự do môi trường nội bào cần cung cấp $N' = (2^n-1).N$
- Sô nucleotit tự do môi trường nội bào cần cung cấp để tạo ra các ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới (cả 2 mạch đơn đều được tạo thành tử các nucleotit tự do): $A' = T' = (2^n-2).A = (2^n-2)T$; $G' = X' = (2^n-2).G = (2^n-2)X$ ; $N' = (2^n-1).N$
Bài tập vận dụng
* Gen dài 2040 ăngstron có T = 20% tổng số nucleotit. Sử dụng dữ kiện để trả lời câu 1,2:
Câu 1: Khi gen tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp số nucleotit tự do thuộc mỗi loại là:
A. A = T = 360; G = X = 240.
B. A = T = 420; G = X = 180.
C. A = T= 180; G = X = 420.
D. A = T= 120; G = X = 180.
Câu 2: Khi gen tự nhân đôi 5 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp số nucleotit tự do là:
A. A = T = 11160; G = X = 7440.
B. A = T= 14880; G = X= 22320.
C. A = T = 3720; G = X = 5580.
D. A = T = 7440; G = X = 11160.
Câu 3: Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A : T : G : X = 1 : 3 : 4 : 2. Gen chứa 1560 liên kết hiđrô. Khi gen tự nhân đôi thì môi trường nội bào đã cung cấp số nucleotit tự do các loại là:
A. A = T = 360; G = X = 240.
B. A = T = 420; G = X = 180.
C. A = T = 180; G = X = 420.
D. A = T = 240; G = X = 360.
nếu trong trường hợp có đột biến 5BU hoặc A* thì tính như nào ạ
Trả lờiXóa