Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Bạn đổ nước vào khây để làm đá như thế nào?

Đã bao giờ bạn biết một điều gì đó là rất tốt, nhưng bạn vẫn ít làm? Đã bao giờ bạn làm một thứ gì đó, nhưng bạn làm mãi mà kết quả vẫn không như mong muốn? (rèn luyện kỹ năng học tập chẳng hạn)? Tại sao nhiều khi chúng ta biết mà vẫn không làm, mà quan trọng hơn là tại sao nhiều khi làm mãi mà vẫn không giỏi?
Nếu bạn từng băn khoăn điều này giống mình, thì chỉ 10 phút nữa thôi, bạn sẽ có lời giải đáp từ một thứ cực kỳ đơn giản. 
Mình rất hay ăn đá lạnh (có lẽ vì vậy mà bây giờ răng bị lung lay). Khi mẹ bảo mình đổ nước vào khay để làm đá, mình đã tìm ra 3 cách để cho nước vào khay.
  1. Bạn có thể đặt khay xuống bàn, cầm siêu nước rót từ trên cao xuống, lướt sang phải, lướt sang trái, cho tới khi đầy thì thôi. Mình gọi đây là phong cách “nhi đồng tưới cây”.
  1. Nhanh gọn hơn, là nhúng cả… khay đá vào chậu nước, sau đó múc lên rồi nhét vào tủ. Mình đặt tên cho phong cách này là… “bà già múc nước”.
  1. Nghiêng khay ra, đổ nước vào một đầu, nước sẽ chảy từ ô đầu tiên, tràn sang ô tiếp theo, cứ thế, cứ thế tới ô cuối cùng và… tràn ra sàn nhà. Đây là phong cách “tức nước vỡ bờ”

Mình thích cách số 3 nhất, mình thích nhìn dòng nước chảy thông suốt, và nếu như có một cái khay nước đá 3 ô, mình thấy nó cực kỳ giống với việc học hỏi của chúng ta, giúp mình tự giải thích rất nhiều điều từng băn khoăn trước đây.
Ví dụ khi bạn nghe giới thiệu về một khóa học gia sư có vẻ hay, nhưng bạn chưa muốn đi học gia sư vì có vẻ như họ cũng dạy những thứ bạn đã đọc trong sách, đây là cái biếtsách vở.

Rồi có một vài người bạn của bạn, họ cũng đọc sách giống bạn, nhưng khi học thêm về họ thay đổi đột phá, bạn nghĩ có thể khóa học thêm này có gì đó khác biệt. Rồi bạn đăng ký đi học thêm và phát hiện ra mình chưa biết rất nhiều thứ về… những thứ mình đã biết, đây là cái biếtthông suốt.

Nhưng đặc biệt, dưới sự hướng dẫn chu đáo của gia sư giỏi, bạn thực hành và thấy kết quả khác biệt. Mây mù như được xóa bỏ, những thứ bạn biết trước đây bỗng trở nên sáng tỏ, đó chính là cái biết “thực chứng”, tức là sự hiểu biết có được do sự chứng kiến và trải nghiệm thực tế của bạn, cái biết khi bạn đã dùng thử nên nó là cái biết rất quan trọng. Nhưng bạn đừng đánh giá thấp cái biết "thông suốt", vì nó là nền tảng của cái biết "chứng thực". Rất nhiều khi, chúng ta làm nhiều, nhưng hiệu quả không được bao nhiêu. Lý do là vì bạn có thể đã hiểu lầm một thứ gì đó khi đọc sách, nên bạn cần cái biết "thông suốt", cái biết từ những người có kinh nghiệm, để tránh sai lầm và thực hành hiệu quả.

Nói tóm lại, nếu chỉ dừng lại ở việc đọc sách hay nghe giảng từ một gia sư thiếu kinh nghiệm, giống như bạn chỉ đổ ½ nước vào ô số 1 và ngồi cầu trời cho cho mình có cả 3 viên đá vậy. Làm sao được? Bạn phải tiếp tục đổ thêm nước để nâng cấp lên cái biết "thông suốt" nhờ học hỏi từ những người có kinh nghiệm thực tế. Nhưng như vậy thì vẫn chưa đủ, bạn phải tiếp tục đổ nước bằng cách thực hành kiên trì với sự hướng dẫn đúng đắn gia sư giỏi. Khi ấy nước mới tràn sang ô giữa, và bạn cứ tiếp tục, tiếp tục cho tới khi nước sẽ chảy sang cuối, thậm chí tràn cả ra ngoài. Khi đã trở nên tài giỏi, bạn sẽ còn giúp đỡ được cả rất nhiều người khơi thông dòng nước “trí tuệ” của họ nữa!

Bài viết được đóng góp bởi Fususu đóng góp, Quảng Văn Hải chỉnh sửa.


Nhận xét

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g