Năm học 2022 Quảng Văn Hải đã phát hành bản mới nhất Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0 Trình bày đẹp hơn, mãu in đẹp hơn, đóng thành sách. Gộp lại 1 cuốn cho tiện mang theo. Cập nhật nội dung đã đề cập ở kỳ thi THPT Quốc Gia , đề minh họa và các đề thi thử mới nhất. Bổ sung phần trắc nghiệm sinh học 11 (trích từ các trường chuyên cả nước). Nâng cấp hệ thống hỗ trợ kiểm tra, hỗ trợ online Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia SINH HỌC 4.0 sẽ giúp gì cho bạn? Hệ thống kiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt những nội dung sách giáo khoa chưa có điều kiện phân tích; những nội dung hay bị hiểu nhầm. Hơn 100 bài tập mẫu phủ kín các dạng bài tập sinh học THPT, các bài tập được trình bày dễ hiểu theo bản chất và cách giải nhanh nâng cao bằng công thức toán. Đặt biệt có lưu ý những nội dung hay lỗi mà học sinh thường gặp phải. Khoảng 2000 câu hổi trắc nghiệm được sắp xếp theo chuyên đề, các em có đủ bộ câu hỏi để tự luyện mà không cần phải mu
Xét hai hay nhiều gen , mỗi gen nằm trên mỗi cặp NST thường khác nhau (các gen phân li độc lập). Ta xét riêng từng gen theo công thức như ở phần 1 , sau đó lấy tích của tất cả các gen. Ví dụ: xét 2 gen nằm trên NST thường phân li độc lập, gen thứ nhất có n alen, gen thứ hai có m alen. Cả 2 gen đều nằm trên NST thường. Ta có: - Số kiểu gen đồng hợp về cả 2 gen là: $C_n^1.C_m^1=n.m$. - Số kiểu gen dị hợp về cả 2 gen là: $C_n^2. C_m^2=\frac{n(n-1)}{2}.\frac{m(m-1)}{2}$. - Tổng số kiểu gen có thể có về cả 2 gen đó là: $\frac{n(n+1)}{2}.\frac{m(m+1)}{2}$. - Số kiểu giao phối tối đa có thể giữa các cá thể cùng loài về 2 gen này là: $[\frac{n(n+1)}{2}.\frac{m(m+1)}{2}].[\frac{n(n+1)}{2}.\frac{m(m+1)}{2}]$ Tương tự ta thay 2 gen thành k gen phân li độc lập. Tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể [Phần 1] Tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể [Phần 2] * Bài tập vận dụng 1. Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen phân li